Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dolly Parton trở lại cô bé tuổi 15

Slow dancing with the moon của Dolly Parton đã chinh phục được nhiều bạn tuổi tím nhạt lẫn tím đậm bởi cả phần nhạc, phần lời và giọng hát đều thật dễ thương. Lần nào đó, tuổi tím đậm chợt nhìn thấy bóng tím nhạt đang đung đưa người theo bài hát yêu thích, ấp ủ mọi vần điệu, như lạc vào một thế giới mộng mơ riêng, dịu dàng khiêu vũ với trăng.

Dolly Parton trở lại cô bé tuổi 15

Slow dancing with the moon của Dolly Parton đã chinh phục được nhiều bạn tuổi tím nhạt lẫn tím đậm bởi cả phần nhạc, phần lời và giọng hát đều thật dễ thương. Lần nào đó, tuổi tím đậm chợt nhìn thấy bóng tím nhạt đang đung đưa người theo bài hát yêu thích, ấp ủ mọi vần điệu, như lạc vào một thế giới mộng mơ riêng, dịu dàng khiêu vũ với trăng.

Dolly Parton trở lại cô bé tuổi 15

Nhìn ngắm khung cảnh nên thơ đó, tím đậm không khỏi bấm nút “tua ngược băng” trong tâm trí, đột nhiên thấy mình trở lại tuổi 15, khi xưa cũng nằm ngắm sao trời, cũng là một cô bé mắt huyền mơ mộng, nhảy múa cùng ánh trăng. Tím đậm chợt phát hiện phần nào đó của trái tim mình chẳng bao giờ già cỗi, chẳng ai phá vỡ những mộng mơ, vẫn tin rằng một ngày nào đó, những giấc mơ hoang đường nhất sẽ đều trở thành sự thật, sẽ tìm được ai đó khiến tím đậm cảm thấy rung động như thời mình đang ở tuổi 15; để rồi giờ đây, tím đậm xoay tròn trong ánh bụi sao, dịu dàng khiêu vũ với trăng…

Giọng hát của Dolly Parton lúc nào cũng trẻ trung và dường như bất tử với thời gian. Chỉ nghe giọng hát của Dolly thôi, khó đoán được đó là khi bà đã 59 tuổi với album vừa phát hành năm 2005 Those were the day hay khi có bài hit đầu tiên Dumb blonde năm 1967, lúc mới 21 tuổi. Ở album mới, Dolly một lần nữa trở về tuổi trăng tròn, thời cô bé hát nghêu ngao những bản nhạc quen thuộc Where have all the flowers gone?, Blowin" in the wind, Both sides now và Twelfth of never.

Đĩa Those were the days gồm những bản nhạc mà Dolly yêu thích trong thập niên 60 -70 và được thực hiện như một đĩa nhạc song ca. Trình bày ca khúc nào, Dolly mời chính tác giả hay ca sĩ gốc của ca khúc đó tham gia trình diễn với mình. Nếu điều này không thực hiện được (do nghệ sĩ đã qua đời, giải nghệ hay đang bận việc), bà mời những ca sĩ thế hệ mới để có dịp cùng mài giũa những viên ngọc này. Blowin" in the wind của Bob Dylan có phần hát bè của Nickel Creek, Where have all the flowers gone có sự góp giọng Norah Jones và Lee Ann Womack còn Keith Urban thì tham gia vào Twelfth of never. Ngoài ra, với uy tín của mình, Dolly mời được các tên tuổi kỳ cựu của làng nhạc trở lại trình bày bản nhạc gốc của mình như Mary Hopkin (Those were the days), Cat Stevens (Where do the children play), Kris Kristofferson (Me and Bobby McGee), Judy Collins (Both sides now)… Một số bản được pha đậm chất bluegrass như Both sides now, Twelfth of never nên nhanh hơn hẳn so với bản gốc. Đĩa nhạc này cũng xuất hiện rất hợp thời điểm khi xu hướng hát nhạc xưa trở nên thịnh hành và mang lại nhiều thành công bất ngờ cho Rod Stewart hay Martina McBride.

Kể từ năm 99, khi ký hợp đồng với hãng Sugar Hill, Dolly Parton trở về với cội rễ nhạc đồng quê, đặc biệt là dòng bluegrass với các album Grass is blue (giải Grammy năm 2000), Little sparrow (2001) và Halos and horns (2002). Trở về nhưng vẫn thể hiện được sức sáng tạo cao, hát lại những không lặp lại, Dolly Parton chứng tỏ được năng lực “làm mới mình sau 40 năm” trong làng nhạc.

Dolly Parton cũng từng có những album cover và nhạc Giáng sinh rải rác trong sự nghiệp của mình như Treasures năm 96, Home for Christmas năm 90, Once upon a Christmas năm 84 song ca cùng Kenny Rogers. Album Halos and horns năm 2002 cũng có 2 bản cover là If của Bread và Stairway to heaven của Led Zeppelin.

Trí Quyền

Bạn có thể quan tâm