Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đốm trắng trên amidan cảnh báo bệnh gì?

Đốm trắng trên cổ họng có thể do vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh nấm miệng, viêm họng, mụn rộp.

Viêm amidan gây sưng, đau cổ họng. Ảnh: Freepik

Buổi sáng thức dậy, bạn cảm thấy đau họng, hoặc hơi vướng khi nuốt. Soi qua gương, bạn thấy những đốm trắng trên amidan, chúng có thể nhỏ và giống như mụn nhọt.

Những nốt amidan này thường không đau nhưng đáng lo ngại. Chúng là một phần phản ứng miễn dịch của cơ thể và thường xuất hiện trong quá trình nhiễm trùng hoặc do phản ứng với dị vật nằm trong amidan.

"Các đốm trắng trên amidan thường tự biến mất sau vài ngày", bác sĩ Kire Stojikovski, nhà tư vấn y tế tại Viện Far, cho biết.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến những đốm trắng này xuất hiện và cách xử lý chúng.

Viêm amidan

Viêm amidan xảy ra khi amidan của bạn bị viêm do nhiễm trùng. Đốm trắng là triệu chứng phổ biến của viêm amidan cùng với:

  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Hôi miệng
  • Sốt trên 38 độ C

Đốm trắng xuất hiện trên amidan biểu hiện việc tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch đang chống lại vi trùng gây viêm nhiễm. Xác tế bào bạch cầu và vi trùng tụ lại, tạo thành mủ.

Mủ có thể thành ổ dưới niêm mạc miệng, trông giống mụn nước hoặc thành mảng trắng bám trên bề mặt. Đây là dấu hiệu viêm amidan mạn tính. Thông thường, những đốm trắng nà vô hại.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm amidan do nhiễm vi khuẩn. Nếu viêm amidan do nhiễm virus, bạn có thể đợi cho bệnh tự khỏi. Trong khi chờ đợi, bạn có thể làm dịu cơn đau họng bằng cách súc miệng bằng nước muối hoặc uống nước ấm.

Áp xe quanh amidan

Nếu tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hoặc cơ thể đang phải chống lại nhiều mầm bệnh cùng một lúc, những nốt mủ có thể phát triển thành cục lớn, gọi là áp xe peritonsillar (PTA).

Ngoài việc gây ra các triệu chứng viêm amidan nghiêm trọng, áp xe peritonsillar có thể:

  • Sưng và chặn đường thở, khiến bạn khó thở.
  • Lây lan nhiễm trùng đến mô cổ và gây tổn thương dây thần kinh.
  • Vỡ và khiến bạn hít phải mủ, dẫn đến nhiễm trùng lan vào phổi.

Trong trường hợp này, bạn có thể dẫn lưu áp xe tại các phòng khám hoặc tại khoa tai mũi họng. Sau khi bác sĩ chích mủ, họ có thể kê thuốc corticosteroid hoặc thuốc kháng sinh để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn gây ra 15-30% trường hợp viêm amidan cấp tính. Thủ phạm phổ biến nhất là liên cầu khuẩn nhóm A - cùng loại vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn.

Viêm họng liên cầu khuẩn

Vi khuẩn liên cầu nhóm A phát triển mạnh ở mũi và họng. Nếu vi khuẩn xâm nhập amidan, chúng có thể làm xuất hiện các đốm trắng đục hoặc mảng màu xám bao phủ amidan.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ), các triệu chứng khác của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Những đốm đỏ nhỏ trên vòm miệng
  • Đau khi nuốt
  • Đau họng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt

Sử dụng kháng sinh sẽ khiến các nốt mủ amidan cũng như các triệu chứng khác biến mất sau 2-3 ngày. Điều quan trọng, bạn phải uống tất cả loại thuốc kháng sinh được kê. Nếu ngừng thuốc quá sớm, các đốm trắng có thể tái phát.

soi amidan,  dom trang anh 1

Vi khuẩn gây ra 15-30% trường hợp viêm amidan cấp tính. Ảnh: Shutterstock.

Nhiễm virus

Virus gây ra tới 70% trường hợp viêm amidan cấp tính. Dưới đây là một số bệnh do virus có thể gây ra các đốm trên amidan của bạn.

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, gọi tắt là "mono", do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra. Mono phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và thanh niên. EBV lây qua nước bọt, đôi khi được gọi là "bệnh hôn".

Ban đầu, mono có thể trông rất giống viêm họng liên cầu khuẩn. Thông thường, các bác sĩ cần làm xét nghiệm kháng thể để biết đó là loại nào.

Dấu hiệu nhận biết mono là:

  • Nhức đầu kéo dài
  • Xuất hiện đốm đỏ trên vòm miệng
  • Các hạch bạch huyết bị sưng, có thể sưng trong hơn một tháng
  • Đau họng kéo dài 6-10 ngày
  • Sốt thường kéo dài trong vài tuần

Amidan bị nhiễm mono trông hơi khác so với amidan nhiễm vi khuẩn. Với mono:

  • Amidan có thể đỏ và sưng hơn
  • Mủ có thể xuất hiện thành các mảng màu xám rộng hơn là các đốm.
  • Các mảng trắng có thể lan ra lưỡi
  • Đốm trắng nào trên amidan hoặc lưỡi có thể tồn tại trong 6-10 ngày

Mono do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không có tác dụng. Bạn chỉ cần đợi nó bong ra. Thông thường, người bện mất 4-6 tuần để hồi phục hoàn toàn.

Trong quá trình phục hồi, điều quan trọng là bạn phải lắng nghe cơ thể. Bạn cần tránh tập thể dục mạnh trong một tháng, bởi mono có thể khiến lá lách sưng và có nguy cơ bị vỡ nếu bạn làm căng cơ thể quá nhiều.

Herpes miệng

Bạn có thể đã tiếp xúc với nước bọt chứa virus khi dùng chung đồ dùng, ăn uống chung. Virus rất phổ biến nên càng lớn tuổi, bạn càng có nguy cơ bị phơi nhiễm.

Herpes miệng hiếm khi gây viêm amidan. Nhưng nếu HSV-1 đến được amidan, bạn có thể thấy những đốm trắng hoặc đỏ ở dạng vết loét lạnh. Nếu những vết loét đó rò rỉ chất lỏng, chúng có thể gây ra những hốc nông, gọi là loét.

Virus HSV-1 sau khi xâm nhập sẽ luôn tồn tại trong cơ thể mà không gây triệu chứng. Một số người may mắn không bao giờ phát triển các triệu chứng. Những người khác sẽ có những đợt bùng phát định kỳ theo thời gian, cụ thể:

  • Ngứa và rát quanh miệng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Mụn nước (vết loét) trên môi, lưỡi và nướu

Nhiều khả năng, bạn sẽ có các triệu chứng trong một vài đợt bùng phát đầu tiên, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể vẫn đang làm quen với virus.

Thuốc uống kháng virus có thể giúp giảm các vết mụn rộp ở amidan. Với vết loét ở bên ngoài, bạn có thể dùng thuốc bôi. Ngoài ra, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau giúp giảm nhẹ các triệu chứng khác.

soi amidan,  dom trang anh 2

Không phải tất cả đốm amidan đều do nhiễm trùng. Đôi khi, chúng do mắc các vật lạ. Ảnh: medicmagic.

Nhiễm trùng nấm men

Cơ thể là vật chủ tự nhiên của cộng đồng vi khuẩn và nấm men. Thông thường, chúng tồn tại hài hòa. Nhưng khi có thứ gì đó phá vỡ cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng, các mảng trắng có thể xuất hiện trên amidan.

Nhiễm trùng nấm men phổ biến nhất trong miệng thường do nấm Candida albicans gây ra. Nếu nấm men này phát triển nhiều trong miệng và cổ họng, bạn có thể bị tưa miệng (còn gọi là nấm candida).

Các dấu hiệu của bệnh tưa miệng, bao gồm:

  • Khó cảm nhận hương vị
  • Đau khi ăn hoặc nuốt
  • Xuất hiện các vết nứt ở khóe miệng
  • Các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt quanh miệng và cổ họng

Người mắc bệnh tưa miệng có thể thấy các mảng và vệt thay vì các đốm trắng. Chúng cũng có thể nằm trên lưỡi hoặc niêm mạc má, môi hay amidan.

Mọi người có nguy cơ bị tưa miệng cao nếu:

  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu do tuổi tác hoặc vaasnd đề sức khỏe như bệnh tiểu đường không kiểm soát được
  • Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài
  • Từng trải qua hóa trị liệu
  • Không bổ sung đủ chất sắt
  • Có răng giả không vừa với miệng của bạn

Bạn có thể điều trị tưa miệng bằng thuốc kháng nấm. Điều này có thể ở dạng viên thuốc, viên ngậm hoặc chất lỏng. Phác đồ điều trị này thường kéo dài 1-2 tuần.

Nguyên nhân không nhiễm trùng

Không phải tất cả đốm amidan đều do nhiễm trùng. Đôi khi, chúng xuất hiện vì các vật lạ.

Sỏi amidan

Thức ăn và mảnh vụn có thể mắc vào các kẽ hở của amidan. Nếu ở đó quá lâu, nó sẽ cứng lại thành sỏi amidan. Sỏi amidan phổ biến hơn ở người trong độ tuổi 50-69.

Thông thường, sỏi amidan nhỏ nên khó phát hiện và thường không gây triệu chứng. Hầu hết người bệnh chỉ biết mình có sỏi amidan thông qua chụp X-quang hoặc CT định kỳ.

Sỏi amidan dễ thu hút vi khuẩn, khiến hơi thở có mùi. Mủ cũng có thể tích tụ trong khe hở và cứng lại, làm cho viên sỏi lớn hơn.

Không giống như viêm amidan, sỏi amidan thường không gây sốt hay đau đớn. Chúng cũng sẽ không làm amidan đỏ, sưng lên.

Nếu bị sỏi amidan, bạn hãy súc miệng bằng nước muối hoặc cố đánh nó bằng tăm nước, tăm bông. Tuy nhiên, bạn không nên dùng ngón tay để lấy nó ra vì có thể làm xước amidan, gây nhiễm trùng.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

'Rau trường thọ' người Nhật ăn hàng ngày, ở Việt Nam rất nhiều

Trường thọ là mục tiêu sống mà mọi người đều hướng tới và chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ.

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm