Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Donald Trump từng xuất hiện trong bộ phim Mỹ tấn công Trung Đông

Bộ phim “Deterrence” do Mỹ-Pháp sản xuất vẽ ra chiến dịch răn đe nhằm vào Trung Đông. Kết phim, tổng thống Mỹ ra lệnh phóng đầu đạn hạt nhân phá hủy toàn bộ thủ đô Baghdad (Iraq).

Đêm 2/1, báo chí thế giới đồng loạt đưa tin tướng Qassem Soleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds tinh nhuệ Iran, và Tư lệnh dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis thiệt mạng trong vụ không kích ở sân bay Baghdad.

Giải thích về quyết định ra lệnh không kích, tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc tướng Iran đang lên kế hoạch các cuộc tấn công “sắp xảy ra và hiểm ác” nhắm vào người Mỹ. Và để “ngăn chặn” điều đó, ông đã ra tay trước.

Điện ảnh Mỹ luôn cài cắm rất nhiều thông điệp, câu chuyện chính trị. Vụ ám sát tướng Iran khiến khán giả nhớ đến một loạt chi tiết từng xuất hiện trong bộ phim Deterrence do Mỹ-Pháp hợp tác sản xuất năm 1999.

Kịch bản răn đe đối thủ bằng cách ra tay trước

Tựa phim “Deterrence” ở đây có thể hiểu là chiến dịch răn đe, một thuật ngữ quân sự nước ngoài. Trong đó, một bên trong cuộc đối đầu dựa trên những nền tảng sức mạnh của mình buộc đối phương phải khiếp sợ và từ bỏ vũ trang về tinh thần.

Từ đó, đối phương sẽ phải phục tùng sự điều khiển của sức mạnh từ bên ngoài, tự nguyện thay đổi hành vi. Chiến dịch răn đe bao gồm những biện pháp như cảnh cáo về ngoại giao, trang bị vũ khí hạt nhân, và cực đoan nhất là ra tay với đối thủ trước.

Kich ban am sat tuong Iran tren phim My? anh 1

Deterrence vẽ ra kịch bản Mỹ ra tay trước với đối thủ.

Trong Deterrence, các lãnh đạo của Mỹ các đồng minh được hư cấu trong khi Uday Hussein, con trai cả ngoài đời của nhà lãnh đạo Iraq Saddam, được xây dựng trở thành nhân vật phản diện chính.

Phim vẽ ra bối cảnh vào năm 2008, tổng thống Mỹ Walter Emerson gặp cơn bão tuyết trên đường công tác và đang tạm trú tại một nhà hàng ở Colarado thì nhận được tin Uday Hussein đã đưa quân đổ bộ vào Kuwait.

Trước thông tin đó, ông tổng thống đánh điện thông báo trước thế giới rằng nếu Iraq không rút quân, Mỹ sẽ phóng tên lửa hạt nhân hủy diệt thủ đô Baghdad của nước này.

Tuy nhiên, Uday Hussein tỏ ra không nao núng trước lời đe dọa đó và tiết lộ Iraq cũng có vũ khí hạt nhân mua được từ Pháp. Mặc dù là đồng minh của Mỹ nhưng khi thông tin bị lộ, ông tổng thống Pháp chỉ xác nhận với điệu bộ khinh khỉnh. Lo sợ Iraq sẽ ra tay trước, Emerson ra lệnh đưa máy bay thả bom bay vào địa phận đối phương.

Không ngần ngại khơi mào chiến tranh

Hành động khơi mào chiến tranh của Emerson bị người chủ nhà hàng Colarado (được xây dựng như một người bảo thủ và mù quáng) phản đối kịch liệt. Nhân vật này giật súng từ tay vệ sĩ tổng thống và bắn vào người ông thiếu tá quân lực Mỹ đang cầm vali chứa nút hạt nhân trong tay.

Kich ban am sat tuong Iran tren phim My? anh 2

Tổng thống Mỹ do Kevin Pollak thủ vai.

Hành động bột phát này khiến chủ nhà hàng bị bắn chết ngay sau đó. Hoảng hốt trước vụ việc, Emerson ngay lập tức ấn nút phóng đầu đạn 100 triệu tấn vào Baghdad, khiến thành phố này trở thành bình địa.

Iraq sau đó trả đũa bằng cách phóng các đầu đạn vào Hy Lạp, Nhật Bản nhưng đều không phát nổ. Hóa ra, Pháp đã móc ngoặc với Mỹ bán đầu đạn giả cho Iraq ngay từ đầu. “Mưu lược” này được Emerson công bố ngay sau khi hành động trả đũa của Iraq đổ vỡ.

Trump cũng “xuất hiện” trong phim

Điều đáng ngạc nhiên là tên của tổng thống Mỹ đương thời là Donald Trump cũng xuất hiện trong Deterrence. Trong phim, đối thủ đáng gờm cho vị trí tổng thống của Emerson chính là tỷ phú này. Tên của Trump được nhắc đến trên màn hình TV tường thuật số phiếu bầu ở bang Connecticut.

Kich ban am sat tuong Iran tren phim My? anh 3

Tên của Trump cũng xuất hiện trong phim.

Donald Trump công khai giấc mộng làm tổng thống từ rất sớm. Song, phải đến năm 2016, khi đã 63 tuổi, Trump mới hoành thành được giấc mơ này.

Thật trùng hợp khi sau hơn 20 năm kể từ khi bộ phim ra mắt, Trump đã có hành động “răn đe” đầy táo bạo với một nước Trung Đông là Iran.

Deterrence không được khán giả để tâm khi ra rạp năm 1999. Bộ phim chỉ thu về 145.071 USD trong khi kinh phí sản xuất là 800.000 USD. Tuy nhiên, tác phẩm lại khá phổ biến trên khung giờ đêm của các đài truyền hình cáp.

Nhà phê bình Stephen Holdgen của tờ New York Times đánh giá bộ phim là một tác phẩm trung bình với “tính giáo điều vụng về, diễn xuất hạng xoàng, đem lại cảm giác của một buổi giảng dạy nghĩa vụ công dân trong trường cấp 3 nhưng bị làm quá lên”.

Marvel Studios sẽ có phim kinh dị đầu tiên?

Đạo diễn của "Doctor Strange in the Multiverse of Madness" nhiều lần khẳng định bộ phim sẽ rất đáng sợ.

Minh Quân

Bạn có thể quan tâm