Câu 1: Dòng sông là ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài, chia đôi nước Việt tới hơn 150 năm?
Sông Gianh là một trong những dòng sông từng in đậm dấu nét của lịch sử. Trong thế kỷ 17 và 18, đây chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, chia cắt nước ta tới hơn 150 năm. |
Câu 2: Dòng sông chia cắt nước ta chảy qua tỉnh nào?
Cùng sông Kiến Gianh, sông Gianh là một trong 2 dòng sông mang biểu tượng của tỉnh Quảng Bình. Dòng sông này bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và chảy trên địa bàn của tỉnh Quảng Bình. Sông Gianh không chảy qua Hà Tĩnh và Quảng Trị. |
Câu 3: Huyện nào có dòng sông này chảy qua?
Sông Gianh chảy qua các huyện của Quảng Bình gồm Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, trước khi đổ ra biển. |
Câu 4: Sự kiện mở đầu thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh?
Trịnh Nguyễn phân tranh là thời kỳ chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đánh nhau dữ dội nhưng không bên nào giành được thắng lợi tuyệt đối, cuối cùng buộc phải lấy sông Gianh làm giới tuyến chia đôi 2 miền đất nước. Thời kỳ này bắt đầu bằng sự kiện chúa Trịnh Tráng ở Đàng Ngoài đem quân đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào năm 1627. |
Câu 5: Vì sao chúa Trịnh đem quân vào Nam đánh chúa Nguyễn?
Sự kiện khơi nguồn cho cuộc chiến năm 1627 là do chúa Nguyễn Phúc Nguyên không phục tùng chúa Trịnh. Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", bấy giờ, Nguyễn Phúc Nguyên mang toàn bộ sắc phong của nhà Lê trả lại cho chúa Trịnh, không chịu cống nộp cho Đàng Ngoài nữa, tự ý lập chính quyền riêng nên chúa Trịnh mang quân Nam tiến đánh nhau với chúa Nguyễn. |
Câu 4: Hai bên lấy sông Gianh phân chia giới tuyến vào năm nào?
Sau 46 năm đánh nhau ròng rã, với 7 đợt chiến lớn, cả hai bên đều kiệt quệ về sức người sức của nên chấp nhận đình chiến, chia cắt lâu dài vào cuối năm 1672. Sông Gianh, sử sách hay gọi là Linh Giang, trở thành ranh giới. |
Câu 7. Vì sao chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong sụp đổ?
Trải qua 9 đời chúa trị vì, tính từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam trấn thủ năm 1558, chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong chính thức sụp đổ vào năm 1777, vì bị quân Tây Sơn tấn công. 10 năm sau, chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cũng lụi tàn, thời kỳ Đàng Trong và Đàng Ngoài chấm dứt. |
Câu 8. Chúa Trịnh cuối cùng ở Đàng Ngoài là ai?
Sau khi đánh tan chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc đánh tan quân Trịnh năm 1786, Trịnh Khải bỏ chạy. Khi quân Tây Sơn rút về, nhà Trịnh lại lập Trịnh Bồng lên thay năm 1787 nhưng sau đó quân Trịnh nhanh chóng bị quân Nguyễn Hữu Chỉnh đánh bại. Trịnh Bồng trốn mất tích, chính quyền nhà Trịnh chính thức chấm dứt tại đây. |