Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

"Đốt"... trường

Gần như năm nào cũng vậy, sau lễ tốt nghiệp kiểu gì cũng có sinh viên “nán” ở lại trường.

"Đốt"... trường

Gần như năm nào cũng vậy, sau lễ tốt nghiệp kiểu gì cũng có sinh viên “nán” ở lại trường. 

Họ thường nói đùa "Đốt trường mới ra được", khi có ai đó vô tình hỏi "khi nào ra trường?". Và ai cũng có những lý do cho riêng mình.

`Đốt`... trường

Buồn

Từ nhỏ Hoàng đã quá quen với ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè và họ hàng với bàng thành tích học tập “vua biết mặt chúa biết tên”. Giải toán quốc gia liền 3 năm cấp ba giúp cậu có được tấm vé tuyển thằng vào trường ĐH BK HN. Tương lai mở ra trước mắt cậu thật tươi sáng. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác hẳn…

Hơn 5 năm ở KTX, Hoàng được mệnh danh là “Hoàng đại ka”, không trò nào không biết, chưa sự gì chưa nếm. Có khi hàng tuần “đàn em” mới thấy bóng dáng “đại ka”. “Đi âu” (overnight) là chuyện thường ở huyện. Đến lớp, cái tên Hoàng chỉ xuất hiện lấy lệ trong tờ danh sách lớp.

Cuối kỳ, cũng như bao sinh viên chen chúc ở phòng đào tạo để đăng ký học lại, danh sách không bao giờ thiếu Hoàng.

Nếu Hoàng là một SV không thèm ra trường chính hiệu, Hồng lại là phép toán nghịch đảo: cô không thể ra trường ĐH Ngoại Ngữ vì môn dịch quá “chuối”. “Bây giờ đi làm cả ngày, về nhà chỉ ước mong được ngủ, công ty cũng chưa và không yêu cầu bằng cấp nên mình cũng không có thời gian để tâm đến thi cử nữa”, Hồng tâm sự.

Còn Hùng, ĐH KT QD HN lại hoàn toàn khác. Do hoàn cảnh và trách nhiệm gia đình, cậu trưởng họ phải vào đời sớm hơn. Từ rửa xe, bồi bàn, thậm chí “cửu vạn”, không có gì cậu không làm để có tiền trang trải học phí và sinh hoạt. Hết năm thứ ba ĐH, cậu “từ giã” mái trường thân yêu để đầu quân cho một công ty máy tính tư nhân.

Đến ngày quan trọng nhất của cuộc đời, vị hôn thê tuyên bố “chỉ lấy khi anh ra được trường”. Không còn cách nào khác, chàng trai 27 xuân xanh đành “gác kiếm” quay lại mái trường xưa. “Trước mắt phải xong thủ tục xin học lại, rồi lo học phí, vì có một số môn mới, phải học lại từ đầu”, Hùng ngao ngán “Giờ còn tâm trí đâu mà học hành… nếu biết thế…”.

Vui

Một môi trường làm việc quốc tế năng động là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ mới ra trường. Ra trường với điểm số cao nhất khoa, Hoa thừa cơ hội ở lại trường nhưng cô quyết định đầu quân cho NGO (tổ chức phi chính phủ). “Nói đúng ra mình chưa muốn ở lại trường, 4 năm ĐH mình chỉ biết học và học, bây giờ mình muốn làm một cái gì khác đi, mình muốn thỏa sức bay nhẩy”, Hoa tâm sự.

Hết đi phỏng vấn rồi xin thử việc, cuối cùng cô vẫn “về mo”. “Cái gì họ cũng nhanh, chóng mặt lắm. Một người mới như mình chỉ làm được trợ lý, phải kiêm rất nhiều vị trí, từ biên- phiên dịch, lại thêm ít hành chính, thư ký, thậm chí sai vặt. Nhiều lúc mình tự hỏi đây có phải là công việc mình mong muốn hay không”.

Trong khi đó, khoa Tiếng Anh luôn mở rộng cánh cửa đón cô trở về. Hiện tại cô sinh viên đang làm trợ giảng vì cô biết nghiên cứu và học tập là thích hợp với con người và tố chất của mình nhất.

Không được may mắn như Hoa, Vân ở trong tình trạng cạnh tranh gay gắt với các ứng viên xuất sắc cùng trang lứa. Với ước mơ đứng trên bục giảng từ thuở nhỏ, cô chọn đi đường vòng: làm giảng viên ĐH ở quê hương. Giai đoạn đầu với cô SV yêu nghề cũng rất khó khăn, 3 tháng thử việc hầu như không lương nhưng bù lại cô được chỉ bảo rất tận tâm. “Tuần nào xe của trường cũng đưa mình lên Hà Nội để học thêm về nghiệp vụ. Mình đã được ký hợp đồng và sắp tới mình học thêm cao học 2 năm”.

Được vinh danh ở Văn Miếu Quốc Tử Giám với thành tích thủ khoa đầu ra ĐH QG HN, Duy lập tức trở thành giảng viên trẻ tuổi nhất khoa Toán. “Em không có tham vọng gì, em chỉ muốn theo đuổi đam mê học tập và nghiên cứu”. Dĩ nhiên Duy có thể vào Viện Toán nhưng sinh ra trong một gia đình vốn có truyền thống giảng dạy nên có thể nói là nghề đã chọn cậu…

(Theo Dân Trí)

(Theo Dân Trí)

Bạn có thể quan tâm