Xa quê hương, phải tập trung học tập, song mỗi khi Tết cổ truyền đến, các du học sinh lại bên nhau làm mâm cỗ đón giao thừa. Ngoài bánh chưng, giò chả, nem rán..., một số bạn khéo tay làm cả cành đào giả, câu đối, thắp hương trầm. Nhưng dường như với những người trẻ xa xứ, nỗi nhớ quê hương chẳng thể nguôi ngoai mỗi độ Tết về.
Vì lịch thi dày đặc, điều kiện kinh tế không cho phép, nhiều du học sinh Việt phải đón Tết xa nhà. |
“Tôi nhớ nhất buổi sáng mùng một Tết. Sau khi ăn sáng cùng cả nhà và bước ra phố, tôi được tận hưởng không khí trong lành, con phố sạch vắng người qua lại, mùi hương trầm từ các nhà tỏa ra nhè nhẹ”, Nguyễn Hoàng Minh, du học sinh ngành Công nghệ thông tin tại Đức chia sẻ.
Tại Nga, mỗi khi giao thừa, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh và những lời chúc tụng từ quê nhà khiến các chàng trai, cô gái xa xứ không khỏi chạnh lòng.
“Đêm giao thừa xa nhà đầu tiên, khi nghe giọng nói của mẹ gọi sang chúc mừng năm mới, mình không kìm được nước mắt. Lúc đó, mình chỉ ước được chạy về nhà, cùng mọi người sửa soạn mâm cỗ đầu năm và xếp hàng chờ bà mừng tuổi như những Tết trước”, Nguyễn Thành Trung, du học sinh tại Đại học Hàng không Moskva tâm sự.
Phạm Minh Tường, du học sinh tại Pháp cũng nhiều lần đón Tết xa nhà. Sống ở vùng Bourgone, gần chùa Ngàn Phật Tây Tạng (Temple de Mille Bouddhas), Tường thường rủ cô bạn lên chùa lễ Phật và hái lộc trong đêm giao thừa.
Nam sinh kể: “Chúng tôi tới đó thắp hương, trò chuyện cùng các thầy tu người Tây Tạng và châu Âu nhiều giờ đồng hồ rồi xin chút lộc lấy may. Cả năm để việc học tập, làm việc cuốn đi, đến Tết là lúc tôi và bạn nhớ nhà da diết. Nhớ nhất là mẹ tôi, người phụ nữ cặm cụi trong gian bếp cuối năm để chuẩn bị đủ loại quà bánh, lễ vật, cỗ bàn… Sáng mùng một, mẹ thường rủ mấy chị em tôi lên chùa lễ Phật”.
Mỗi người xa quê lại mang trong lòng một nỗi nhớ khác nhau nhưng đều có điểm chung là không khí ấm áp và hương vị đậm đà của quê nhà. Với những người từng nghiện ly cà phê pha phin, dịp đầu năm uống ly cà phê xa xứ chỉ càng làm nỗi nhớ nhà thêm da diết.
Trung Trần, du học sinh ngành Quản trị Du lịch tại Thuỵ Sĩ chia sẻ mỗi cái Tết xa nhà, điều khiến cậu nhớ nhất là buổi sáng đầu năm. Đó là lúc Trung cùng bố uống ly cà phê phin thơm lừng và ấm áp.
“Đó là vị cà phê nâu Hà Nội nguyên bản do chính tay mẹ mình pha. Hai bố con vừa thưởng thức, vừa chia sẻ những dự định cho năm mới. Với mình đó là những giây phút bình dị nhưng ấm áp nhất”, Trung chia sẻ.
Uống cà phê pha phin là phong cách đặc trưng, là niềm tự hào của văn hoá cà phê Việt. Đó là lý do Vinacafé sáng tạo ra hai dòng sản phẩm hoà tan mang tên Sài Gòn Cà Phê Sữa Đá và Hà Nội Cà Phê Nâu với hương vị đặc trưng cho phong cách uống của hai miền Nam - Bắc. Với công nghệ mô phỏng pha phin ở nhiệt độ chuẩn 90 độ C, chắt lọc ra 100% nước cốt đầu tiên của cà phê rang xay nguyên chất, người thưởng thức mỗi tách Vinacafé Chất sẽ cảm nhận được hương vị đậm ngon như pha phin truyền thống. Mang theo Vinacafé Chất, dù xa nhà, du học sinh Việt vẫn có thể tận hưởng hương vị quê hương. |