Chiang Mai vốn là điểm du lịch hút khách của Thái Lan. Ảnh: travel_inhershoes, samutaro. |
Khói từ cháy rừng và việc nông dân đốt nương làm rẫy đã khiến thành phố du lịch của Thái Lan trở nên ngột ngạt. Trang web giám sát không khí IQAir xếp Chiang Mai vào một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới, trên cả những cái tên thường xuất hiện như Lahore và Delhi.
Theo IQAir, ngày 12/4, Chiang Mai có chỉ số chất lượng không khí là 199, mức độ bụi mịn là PM 2.5, Bangkok Post đưa tin.
Khi phần lớn địa phương chuẩn bị cho lễ hội té nước Songkran, một trong những dịp kiếm lời lớn nhất cho các doanh nghiệp du lịch xứ Chùa Vàng, bầu không khí ở Chiang Mai lại ủ rũ.
"Tình trạng này khiến tôi muốn khóc quá. Năm nay thật tệ. Tình trạng ô nhiễm thường không kéo dài quá lâu, nhưng nhiều người nước ngoài đã đọc được tin rồi", Kanchaya Boontan (40 tuổi), điều hành công ty du lịch CM Siam Travel, nói, phải đeo chiếc khẩu trang N95.
Buộc phải đóng 4 cửa hàng do đại dịch Covid-19, Boontan chỉ mới bắt đầu vực dậy, phải làm việc theo ca 12 tiếng. Tuy nhiên tuần trước, Hiệp hội khách sạn Thái Lan cảnh báo rằng khách du lịch đang hủy đặt phòng cho kỳ nghỉ lễ Songkran do ô nhiễm.
"Tuần trước tôi chỉ có một người đặt phòng, tuần này chẳng có ai", Boontan cho hay.
Các vụ cháy rừng, người dân đốt nương rẫy khiến khói bụi dày đặc Chiang Mai. Ảnh: Panumet Tanraksa. |
Cách cổng Tha Phae cổ kính vài con phố, Aun (45 tuổi) cũng đang cố gắng vực dậy quầy bán nước cam.
"Tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng ngày càng nặng nề đến cuộc sống của tôi, dù là về sức khỏe hay giảm sút lượng khách du lịch. Có những ngày, tôi còn chẳng nhìn thấy con đường phía trước, không phải sương mù mà là bụi mịt mờ như sương".
Siwatt Pongpiachan, nhà tư vấn không khí của Viện Nghiên cứu Thiên văn Quốc gia Thái Lan, cho biết ô nhiễm chủ yếu là do nông dân đốt nương rẫy.
Theo Bộ Y tế Thái Lan, chỉ riêng trong năm nay, gần 2 triệu người ở quốc gia này đã phải nhập viện điều trị các bệnh về đường hô hấp do ô nhiễm không khí.
Theo Rungsrit Kanjanavanit, bác sĩ tim mạch ở Chiang Mai, các quan chức chưa hành động đủ để ngăn chặn sự ô nhiễm. Ông bày tỏ lo ngại về sự tác động của tình trạng này lên ngành du lịch đất nước.
"Nên quan tâm đến sức khỏe những vị khách của chúng ta nhiều hơn, đó nên là điều ưu tiên".
Kanjanavanit cũng cho biết tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng nhất đến người già và trẻ nhỏ.
"Ai cũng thở, vậy nên tác động đến dân số là rất lớn", ông bày tỏ.
Lucy Cooper, du khách người Anh, nhận xét về tình hình không khí ở Chiang Mai: "Bầu trời biến màu đỏ rực vì khói, nhìn rất lạ và mờ mịt. Tầm nhìn không thể quá vài cánh đồng".
Nữ du khách 34 tuổi, đến du lịch cùng chồng và hai con, cho biết cô được khuyên không nên tới đây.
"Tình hình thật không lý tưởng. Chúng tôi chẳng thể nhìn thấy một ngọn núi, thật buồn".
Chokchai Mongkolcho, đến từ tỉnh Roi Et, nhận xét khói bụi đã “che mất vẻ đẹp của thành phố”.
"Tình trạng này khiến tôi phân vân không biết có nên quay lại lần nữa không, nếu ô nhiễm cứ tiếp diễn như vậy".
Con người bắt đầu uống cà phê từ khi nào
Có một số bằng chứng cho thấy rằng từ xa xưa ở Ethiopia người ta ăn quả của cây cà phê, cuốn với mỡ động vật như một món ăn vặt tăng sự hưng phấn. Có chứng cứ về việc người ta uống cà phê vào cuối thế kỷ 15, nhưng không đủ để khẳng định quán cà phê đầu tiên là Kiva Han, được mở năm 1475 ở Constantinople. Trước những năm 1600 thói quen uống cà phê chưa lan đến châu Âu và việc sử dụng cà phê chủ yếu là cho mục đích y tế chứ không phải để thưởng thức.