Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Du lịch trái mùa để không bị đội giá, tránh đám đông chen lấn

Nhiều người trẻ chọn đi chơi sau mùa cao điểm để tránh đám đông và thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ mà không cần hết phòng view đẹp hay giá vé di chuyển cao.

Kỳ nghỉ Tết kéo dài hơn 10 ngày, nhưng Hải My (26 tuổi, quận 12, TP.HCM) lựa chọn chỉ ở nhà, thăm họ hàng, đi cà phê với bạn bè.

Chia sẻ với Zing, My cho biết từ khi du lịch mở cửa, cô bắt đầu trở lại du lịch, thăm thú nhiều địa danh nổi tiếng tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á.

"Tôi đi du lịch tập trung vào trải nghiệm là chính nên không lựa chọn đi vào mùa cao điểm", cô nói.

Rằm tháng Giêng, khi mọi người đã bắt đầu quay trở lại công việc, đó mới là thời điểm cô tận hưởng những chuyến đi. Không kẹt xe, không chen chúc, không phụ thu là những tiêu chí hàng đầu của cô trước khi quyết định đi chơi xa.

du lich trai mua anh 1

Nhiều người chọn du lịch trái mùa để tránh đám đông trong thời gian cao điểm như lễ, Tết, dịp hè. Ảnh: Quỳnh Danh.

Không muốn chen lấn ở các khu du lịch đông người, nhiều người trẻ quyết định khởi hành chuyến đi vào mùa thấp điểm. Họ xin nghỉ phép dài ngày, lên kế hoạch trước nhiều tháng để thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ riêng của mình.

Theo Forbes, du lịch trái mùa đang là xu hướng trong năm 2023. Thay đổi này có thể thấy rõ ở châu Âu. Nhiều nước như Italy và Pháp bị quá tải do lượng đặt phòng tăng đột biến.

Các chuyên gia tại những nước này này kêu gọi du khách hãy đến tham quan vào mùa thu, vốn không phải là thời điểm du lịch được nhiều người lựa chọn. Trong một cuộc khảo sát gần đây, phần lớn du khách của công ty Virtuoso nói rằng họ sẵn sàng đến thăm một điểm đến nổi tiếng vào mùa không cao điểm để có trải nghiệm tốt hơn.

Tránh cảnh chen lấn, quá tải

Giữa tháng 2, có mặt ở Wat Arun, một ngôi chùa nổi tiếng tại Thái Lan, Hải My hài lòng với những tấm ảnh đẹp. Cô thoải mái thuê đồ bản địa để chụp ảnh chỉ trong vòng 5 phút, không phải chờ đợi vật vờ vài tiếng để đến lượt.

Vì có kế hoạch đi du lịch ngay sau Tết, Hải My ngày nào cũng đều đặn vào kiểm tra giá vé của các chặng bay quốc tế sang Thái Lan hoặc Indonesia. Theo cô, không khó nhận ra khi vào mùa cao điểm, các chuyến bay đều bị độn giá chóng mặt.

"Thông thường, tôi bay đến BangKok tốn khoảng 3 triệu đồng cho một cặp vé khứ hồi, nhưng trong Tết, đặc biệt từ mùng 2 đến mùng 6, giá vé khoảng 6 triệu đồng", cô kể lại.

Chấp nhận "chôn chân” ở nhà 10 ngày Tết, bù lại, My tiết kiệm được 3 triệu tiền vé máy bay chênh lệch. Đó là chưa kể, nếu đi vào dịp đầu năm, các khách sạn tốt, giá rẻ đều hết phòng, nếu My đi xứ Chùa Vàng vào thời điểm đó, cô phải chọn ở chỗ đắt tiền hơn, hoặc nơi ở trong tầm giá nhưng chất lượng dịch vụ không cao.

Trong khi đó, Thanh Như (24 tuổi, TP Thủ Đức) từng dự định khai xuân bằng chuyến đi đến Hà Nội, Ninh Bình vào dịp Tết. Tuy nhiên, sau khi tham khảo thấy tình hình ở Tràng An, Tam Cốc, Bích Động… đông nghẹt khách, cô và bạn chùn bước, lỡ hẹn với vùng đất Cố đô.

Thay vào đó, tuần đầu tiên đi làm lại, đôi bạn xin nghỉ thêm thứ sáu và thứ hai của tuần tiếp theo để thực hiện kế hoạch.

Theo lời Như, thời điểm cô có mặt ở Ninh Bình, khách du lịch nội địa đã thưa bớt, chủ yếu là người nước ngoài. Tình trạng chen chúc nhau vào chùa Bái Đính, hay xếp hàng đợi chèo thuyền ở Tràng An cũng không còn xảy ra.

du lich trai mua anh 2

Tiết trời dịu mát, khung cảnh thanh bình tại Ninh Bình khiến Như và cô bạn hài lòng.

Như cho hay cô và bạn cũng tiết kiệm được một khoản đáng kể khi vui chơi, ăn uống tại Ninh Bình. Theo lời Như, các hàng quán đều được niêm yết giá cụ thể, đầy đủ món, không phụ thu.

Lần này, cô và bạn cũng lựa chọn được bungalow nhỏ nhìn ra núi với mức giá chỉ 600.000 đồng cho 2 người. Trước đó qua tìm hiểu, cô biết những ngày cao điểm tại đây, giá phòng đều phải nhân đôi.

"Tôi khá thích những địa điểm du lịch có niêm yết giá rõ ràng như tại Ninh Bình, tránh tình trạng chặt chém khách", cô nhấn mạnh.

Vắng vẻ khi đi sau Tết

Vừa nghỉ làm ở công ty cũ, Đăng Khôi (24 tuổi, quận Tân Bình) dành ra 10 ngày để đi du lịch thư giãn cùng nhóm bạn thân. Địa điểm Khôi lựa chọn là Hà Nội và Hà Giang - nơi anh muốn đến từ lâu mà chưa có dịp.

Kế hoạch đã được lên sẵn vào tháng 2/2023 nhưng do bận rộn công việc, sát ngày khởi hành Khôi mới đặt phòng, mua vé tàu hỏa. May mắn cho Khôi, vì đã qua Tết, các khách sạn vẫn còn nhiều chỗ trống để anh lựa chọn.

Với ngân sách 10 triệu đồng, chàng trai cho hay chi phí di chuyển là chiếm nhiều nhất. Vé khứ hồi Sài Gòn - Hà Nội tốn 4 triệu đồng, cộng thêm tiền di chuyển từ thủ đô lên Hà Giang và ngược lại là 1 triệu đồng.

“Khoản đi lại đã ngốn hết một nửa tổng số tiền mà tôi dự trù. Tuy nhiên, nếu đi vào mùa cao điểm chắc nhiêu đó là chưa đủ. Bù lại, các dịch vụ khác giá khá ‘mềm’”, anh chia sẻ.

Theo Khôi, du lịch trái mùa có nhiều lợi ích hơn hẳn thời gian cao điểm. Một trong số đó là hạn chế tình trạng “thổi giá” và đám đông chen chúc. Khôi cho rằng chuyến đi sẽ bớt vui khi đến điểm nào cũng phải chen chúc, không thể thoải mái tận hưởng thời tiết, văn hóa, vẻ đẹp của nơi đó.

du lich trai mua anh 3

Đăng Khôi đi du lịch sau khi nghỉ làm tại công ty cũ.

Anh cũng tiết lộ mình thuộc tuýp du lịch trải nghiệm, thích đi phượt đến những chỗ không ai biết.

“Chuyến đi vừa rồi khá vui. Thời tiết hơi mưa và lạnh một chút nhưng không thành vấn đề. Sau 3 ngày ở Hà Nội, tôi dành thời gian còn lại để khám phá Hà Giang và 4 huyện cao nguyên đá. Điều khiến tôi ấn tượng nhất chính là phong cảnh hùng vĩ và những nét kiến trúc, văn hoá bản địa độc đáo”, Khôi bày tỏ.

Biết đến loại hình du lịch kết hợp cắm trại đã lâu nhưng đến đầu tháng 2, Trâm Anh (20 tuổi) mới có cơ hội trải nghiệm tại hồ Trị An (Đồng Nai). Theo lời cô, đây là thời điểm thích hợp khi các điểm đến đã dần thưa người mùa lễ hội.

Đồng hành với Trâm Anh là nhóm bạn thân gồm 6 thành viên. Chuyến đi được chốt lịch khá bất ngờ, cả hội chỉ có 3-4 ngày chuẩn bị từ đặt dịch vụ cho thuê lều, tour đến xe di chuyển.

“Chúng tôi chọn gói cao nhất là 700.000 đồng/người, bao gồm lều, túi ngủ, chăn nệm, buffet tối, phí chèo SUP. Khi đến, mọi thứ đã được chuẩn bị xong, khách chỉ vào sử dụng”, Trâm Anh nói.

Theo lời Trâm Anh, do đi vào mùa thấp điểm, nhóm cô có thể tận dụng được hết mọi hoạt động nằm trong gói tour, chẳng hạn chèo SUP không giới hạn thời gian, đi dạo ngắm cảnh, chụp hình…

Điểm trừ duy nhất là không có người hướng dẫn nên mất khá lâu để Trâm Anh và các bạn làm quen với môn thể thao dưới nước.

Tuy nhiên, cô gái cho rằng hình thức du lịch này vẫn rất phù hợp với những ai quá bận rộn với công việc nhưng vẫn muốn "trốn khỏi" thành phố như cô.

“Trước đây tôi từng đi chơi vào dịp Tết với gia đình. Từ lúc lên đại học, tôi không mặn mà lắm với các điểm du lịch phổ biến nữa. Ngoài chen lấn, chật vật giữa 'rừng người' thi nhau tìm vị trí đẹp để check-in, tôi không thích việc đôn giá, khiến khách bị mất một khoản phí không đáng”, cô nói thêm.

Liên tục đi trekking, du lịch sau Tết

Với nhiều người làm công việc từ xa, tại nhà hay tự do, việc sắp xếp thời gian để xê dịch liên tục trong và sau Tết không khó vì họ không vướng bận lịch văn phòng, công ty.

Giá trị của việc đọc kỹ

Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Đời Sống giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến ​​thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.

Phương Thảo - Mỹ Trinh

Bạn có thể quan tâm