Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dư thừa axit - dễ viêm loét dạ dày, tá tràng

Dư axit lâu ngày sẽ dẫn tới viêm loét dạ dày- tá tràng, xuất huyết dạ dày. Dư axit còn gây ra những tổn hại đến gan và thận, đông thời làm giảm sức đề kháng của người bệnh.

Bệnh nhỏ cũng lắm nguy cơ

Chị Thu Hằng ở Nguyễn Du, Hà Nội thường xuyên bị chứng đầy hơi, ợ chua, khiến cơ thể khó chịu ăn uống không ngon miệng, người mệt mỏi. Tuần trước, chị Hằng có đi khám sức khỏe các bác sĩ cho biết chị mắc chứng thừa acid trọng dạ dày.

Cùng tâm trạng với chị Thu Hằng, chị Thanh ở Hoàng Mai, Hà Nội cũng mắc bệnh dư acid dạ dày đã lâu, nhưng do chủ quan không điều trị kịp thời nên bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Chị Thanh chỉ chịu đến gặp bác sĩ khi những cơn đau dạ dày khiến chị mất ăn, mất ngủ, bệnh tình đã nặng và khó điều trị.

Theo BS Vũ Đức Chung (Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội): Bệnh dư axit trong dạ dày là một căn bệnh không quá nguy hiểm, nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, chúng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu người bệnh chủ quan không chịu đi điều trị sớm khiến cho tình hình bệnh trở nên trầm trọng chuyển sang giai đoạn viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…

Ngoài ra, dư thừa axit có thể ăn mòn cơ thể, khiến cho cơ thể bạn mất đi sức đề kháng dễ dàng mắc những bệnh nghiêm trọng mạn tính như: gout, ung thư, sỏi thận, loãng xương, béo phì, lão hóa… Axit dư thừa cũng thường kéo theo sự tổn hại ở gan và thận.

Để biết cơ thể có dư acid hay không bạn cần quan sát một số biểu hiện trên cơ thể: các vấn đề như mụn, nhọt, da khô, táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, khó tập trung, căng thẳng thần kinh, nước tiểu sẫm màu kéo dài đều là những biểu hiện của dư axit. Bên cạnh cũng thường có những dấu hiệu dễ nhận biết như: ợ chua, chua miệng, đầy hơi, ăn uống không ngon, người mệt mỏi... Nguyên nhân là do dạ dày chứa quá nhiều acid.

Phòng bệnh dư axit đơn giản

- Bạn nên tránh xa những loại nước có ga thường chứa nhiều caffeine, thuốc lá, rượu, bia. Bởi chúng chính là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng tăng nồng độ axit trong dạ dày và bào mòn dạ dày.

- Tránh ăn những đồ chua, cay như: tương ớt, giấm, các loại dưa chua… để tránh bào mòn và bảo vệ dạ dày.

- Thường xuyên bổ sung lượng rau xanh, củ quả như bí ngô, cải bắp, cà rốt và hành lá trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Nên bổ sung gừng cũng rất hữu ích cho người bị bệnh này, vì nó kích thích tiêu hóa và giảm nồng độ acid dạ dày.

- Nên cố gắng dùng 1 ly nước ấm/ ngày, đặc biệt là vào buổi sáng sẽ rất tốt cho dạ dày. Nước giúp làm sạch đường ruột, thải độc cho cơ thể.

- Nên ăn tối đúng giờ, tốt nhất là ăn trước khi đi ngủ khoảng 3-4 tiếng. Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ gây áp lực cho dạ dày, khiến dạ dày của bạn phải làm việc mệt mỏi.

- Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ tập thể dục phù hợp nhằm tăng cường sức đề kháng, và thải các độc tố ra ngoài cơ thể thông qua tuyến mồ hôi…

http://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/du-thua-axit--de-viem-loet-da-day-ta-trang-15729/

Theo Sức Khỏe Gia Đình

Bạn có thể quan tâm