PGS Bình cho biết ông vẫn gặp những bệnh nhân bị bướu cổ đã mổ tới 2-3 lần vẫn mọc lại. Sau đó, bệnh nhân lại được tư vấn mổ tiếp. Điều lạ lùng, trường hợp này nhân bướu nhỏ không to và hoàn toàn có thể điều trị được nội khoa. Người bệnh tâm lý sau khi mổ bướu cổ lại mọc thêm lần nữa họ rất hoang mang. Vì thế, nhiều người lại đi mổ và vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn.
Người lành thành sẹo
PGS Bình cho rằng bệnh lý bướu cổ lành tính phổ biến và không phải ai mắc cũng mổ. Trường hợp bướu giáp nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng: chỉ cần theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng và siêu âm tuyến giáp để đánh giá độ lớn. Sự phát triển tuyến giáp rất khác nhau ở mỗi người bệnh, một số trường hợp bướu giáp ổn định trong nhiều năm.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, bất cứ ai bị bướu cổ cũng phẫu thuật là việc điều trị không khoa học. Bởi không phải tất cả bướu tuyến giáp đều phải mổ.
Các chuyên gia cho hay không phải tất cả bướu tuyến giáp đều phải mổ. Ảnh: Pinterest. |
Chẳng hạn cường giáp thì không cần phải mổ, những trường hợp bướu lành nhỏ và cũng không bắt buộc mổ. Họ có thể áp dụng điều trị nội khoa hoặc sửu dụng phương pháp đốt bằng sóng cao tần. Tuy nhiên, đốt sóng cao tần rất tốn kém vì nó là phương pháp mới. Còn bướu basedow là bướu cổ do cường chức năng tuyến giáp và gây ra hiện tượng nhiễm độc giáp thì tuyệt đối không được chỉ định phẫu thật. Bệnh nhân cần được điều trị nội khoa trước giảm tình trạng nhiễm độc giáp rồi mới có chỉ định phẫu thuật.
Nhiều trường hợp sau phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp, do nhu cầu cơ thể đòi hỏi lượng hooc-môn bù đắp nên tuyến giáp phải tái tạo lại và sinh u tiếp. Ngoài ra, bản thân có các u nhân nhỏ không tìm ra sẽ mọc ra nên việc phẫu thuật không có giá trị. Nếu lạm dụng phẫu thuật quá mức sẽ không tốt cho người bệnh.
Khi nào cần mổ?
PGS Nam cho rằng những trường hợp cần mổ tuyến giáp là bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt do chèn vào đường thở hoặc thòng vào lồng ngực hoặc lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ. Trường hợp ung thư hoặc nghi ngờ ung thư, bướu tuyến giáp ác là loại ung thư gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, nhất là dây thần kinh hồi thanh quản sẽ gây khàn tiếng, hoặc khi bướu di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi, xương, não…
Hiện đã nhiều phương tiện giúp việc cho việc xác định rõ bướu lành, bướu độc. Ảnh: Pinterest. |
Khi quyết định mổ, thầy thuốc phải tìm hiểu và đánh giá thật chính xác những yếu tố gây nên bướu tuyến giáp.
Hiện đã nhiều phương tiện giúp việc cho việc xác định rõ bướu lành, bướu độc. Bệnh nhân cũng nên biết để không thắc mắc nếu gặp những chỉ định của bác sĩ. Cụ thể như đo chuyển hóa cơ bản, đo hàm lượng cholesterol trong máu, Thử nghiệm hấp thu iod đồng vị phóng xạ trong 24 giờ, xạ hình tuyến giáp, nghiệm pháp Werner, phương pháp định luợng T.S.H (Thyroid stimulating hoóc-môn) T3 và T4, siêu âm thường và siêu âm Doppler màu tuyến giáp.
Khi thấy cổ to ra hoặc có các dấu hiệu gây kiệt sức, sụt hoặc tăng cân, hồi hộp ở ngực, mất ngủ, rụng tóc, run tay, đổ mồ hôi …hay có bất cứ thay đổi nào trong cơ thể nên đi khám. Bác sĩ sẽ thăm khám, siêu âm, xét nghiệm máu, chọc hút tế bào... để xác định loại bướu cổ.
Để phân biệt bướu lành hay bướu ác, chọc hút kim nhỏ (FNA) với độ chính xác cao giúp xác định chẩn đoán. Phương pháp này dùng kim nhỏ như kim chích thuốc, chích vào bướu, lấy tế bào và quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá hình dạng và cách sắp xếp của tế bào nhằm có thể xác định lành hay ác.