Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đức cho công ty Trung Quốc mua cổ phần cảng Hamburg bất chấp tranh cãi

Chính phủ Đức hôm 10/5 cho biết họ sẽ cho phép một công ty Trung Quốc mua cổ phần tại cảng Hamburg, dù cảng này được xếp vào loại cơ sở hạ tầng quan trọng.

Một tàu container Cosco tại bến cảng ở Hamburg, Đức, tháng 10/2022. Ảnh: AP.

Trong tuyên bố hôm 10/5, chính phủ cho biết họ vẫn chấp thuận bán dưới 25% cổ phần cảng Hamburg cho gã khổng lồ vận tải biển Cosco thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, giữ nguyên quyết định ban đầu hồi tháng 10/2022, Politico đưa tin.

Chính phủ không nêu rõ chi tiết lý do dẫn đến quyết định trên.

Tháng 10/2022, chính phủ Đức gây tranh cãi khi cho phép Cosco mua tới 24,9% cổ phần trong khu cảng container Tollerort ở Hamburg. Cosco ban đầu tìm cách mua 35% cổ phần trong cảng.

Trước những tranh cãi về lo ngại an ninh đối với việc bán cơ sở hạ tầng quan trọng cho các nhà đầu tư Trung Quốc và trước nhiều lời kêu gọi cấm bán cổ phần, Berlin hồi tháng 4 cho biết họ đang đánh giá lại liệu có nên tiếp tục thương vụ hay không.

Berlin cũng đang đánh giá lại mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trong bối cảnh lo ngại về các vấn đề liên quan Trung Quốc.

Vào tháng 11, Đức chặn việc bán hai nhà sản xuất chip cho các nhà đầu tư Trung Quốc vì lo ngại về an ninh xung quanh công nghệ chip.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng giới hạn bảo lãnh đầu tư cho các công ty Đức kinh doanh tại Trung Quốc, vì nước này đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Chủ quyền quốc gia của Liên minh châu Âu

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập của Liên minh châu Âu" được xuất bản năm 2019. Sách đã nghiên cứu quá trình chuyển giao chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập vào EU, đồng thời gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam mang ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình hội nhập vào khu vực và toàn cầu.

Ngoại trưởng Đức tới Trung Quốc 'kiểm soát thiệt hại' sau ông Macron

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock mong muốn chuyến thăm Trung Quốc sắp tới sẽ thể hiện rõ cách tiếp cận của EU đối với Bắc Kinh, sau những phát ngôn gây tranh cãi của ông Macron.

Đức tìm kiếm bước ngoặt trong quan hệ thương mại với Trung Quốc

Thủ tướng Đức đã tiến hành một loạt thay đổi chính sách dưới thời đại "Zeitenwende", song trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc điều đó dường như là chưa đủ.

Hồng Ngọc

Bạn có thể quan tâm