Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đức Huy thích làm người tiên phong

Thừa hưởng nghề ảnh từ truyền thống gia đình, ngay từ cuối thập niên 80 thế kỷ trước, Đức Huy được xem là một trong những nhiếp ảnh gia lành nghề với những tấm ảnh đẹp, người tiên phong trong việc ứng dụng hiệu ứng đèn flash (system lighting) trong studio.

Đức Huy thích làm người tiên phong

Thừa hưởng nghề ảnh từ truyền thống gia đình, ngay từ cuối thập niên 80 thế kỷ trước, Đức Huy được xem là một trong những nhiếp ảnh gia lành nghề với những tấm ảnh đẹp, người tiên phong trong việc ứng dụng hiệu ứng đèn flash (system lighting) trong studio.

 Nhưng cũng nhiều người biết đến anh từ niềm đam mê dành cho bộ ảnh độc đáo của mình về nghệ thuật hát bội - bộ môn nghệ thuật truyền thống đang bị mai một bởi thời gian, bởi sự thờ ơ của con người trong nhịp sống hiện đại.

Đức Huy thích làm người tiên phong

Trong tuồng Hồ Nguyệt Cô hóa cáo

Năm 1988 một lần tình cờ đang chụp ảnh ở đường Lý Tự Trọng, Tp.HCM, anh nhìn thấy Nhà hát bội Thành phố mà lâu nay anh không để ý đến vì các hàng quán xung quanh đã xâm lấn, che khuất mặt tiền. Một chút tò mò kéo anh vào bên trong nhà hát hỏi thăm. Được tiếp chuyện với các nghệ sĩ trong đòan tuồng, tận tay chạm vào những áo mão long bào, roi ngựa…ký ức tuổi thơ chợt ùa về trong lòng Đức Huy.

Đức Huy thích làm người tiên phong

Đứ Huy với trẻ thơ miền biển

Thưở ấy, làng Đa Thành, Tp.Đà Lạt nơi anh chào đời có rất ít lọai hình văn hóa giải trí. Vì thế, mỗi khi đòan hát bội về thì cả làng vui như hội. Ngay từ chiều, chiếc xe ngựa của đòan hát chậm rãi thả dọc những con dốc cao nguyên uốn lượn mang theo tiếng trống nhắc mọi người buổi tối ra đình xem hát. Thế là các gia đình thích mê hát tuồng đều vội vã kết thúc công việc thật nhanh. Cậu bé Đức Huy, khi đó mới lên ba cũng cảm nhận thấy sự xáo trộn nho nhỏ đó vì bà mẹ rất mê hát bội mới chập tối đã giục cả nhà ăn cơm tối sớm để còn cùng mấy người hàng xóm đi xem. Lớn hơn một chút, anh thường cùng chúng bạn bày trò chơi diễn lại những vở tuồng yêu thích. Đến bây giờ anh vẫn còn nhớ như in những bộ mặt đen nhẻm vì nhọ nồi, đính trên đó bộ râu bắp dán bằng nhựa mít cũng ngâm nga, ư hử như nghệ sĩ thực thụ, hay những lúc coi cọp bên cánh gà được hòa giọng hô vang “Dạ…..” với các anh chị vai quân lính khi nghe chú diễn viên vai tướng sóai gọi “Quân bay đâu?”….

Đức Huy thích làm người tiên phong

Hóa trang mặt trong tuồng

Giờ đây, khi vào thăm nhà hát, nhìn những chiếc áo long bào sứt chỉ, phủ bụi, các nghệ sĩ thì đời sống khó khăn, anh chợt tiếc nuối cho bộ môn nghệ thuật một thời từng được xem là “quốc kịch” của dân tộc. Riêng với bản thân anh thế giới thần tiên tuổi thơ với những San Hậu, Trầm Hưng, Phạm Công, Tiết Đinh San…đã dạy cho anh biết thế nào là Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa, Tín. Mỗi vở tuồng ấy là một câu chuyện giáo dục nhẹ nhàng mà ý nghĩa. Trong anh dường như có một tiếng nói thôi thúc phải làm một cái gì đó bằng khả năng của mình để đền đáp hát bội, ơn nghĩa đối với “người thầy” vô hình thưở ấu thơ.

Và Đức Huy đã bước vào cuộc, một hành trình mà gần 20 năm qua, anh vẫn âm thầm sống cùng nó bên cạnh những lo toan cho cuộc sống thường nhật.

Đức Huy thích làm người tiên phong

Ảnh trang bìa 1991

 Những bức ảnh thiên nhiên, chân dung nghệ thuật của anh đã đọat rất nhiều giải thưởng quốc tế như FIAP, ACCU… nhưng khi trò chuyện với anh tôi cảm nhận được rằng trong sâu thẳm tâm hồn người đàn ông này những tấm ảnh về môn nghệ thuật anh yêu thích mới chính là niềm say mê thực sự của anh. Hễ thu xếp được công việc là anh đi theo các đòan hát bội suốt trong Nam ngòai Bắc đến những tỉnh miền Trung. Các nghệ sĩ hát bội rất quý mến anh, họ sẵn sàng giúp đỡ anh, khi thì ngồi hàng giờ hóa trang khuôn mặt nhân vật để anh chụp, lúc tập vở mới thì mời anh đến xem. Cũng có khi căng thẳng trong công việc nên anh xách máy đến những chỗ có đòan hát bội như tìm về một sự bình yên. Nhưng không phải lúc nào anh cũng thực hiện được những bức ảnh mình mong muốn sau bao ngày vất vả bỏ công theo đòan hát về vùng xa bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhiều khi để nghệ sĩ tự nhiên, anh phải chụp lén để “chộp” được những giây phút xuất thần nhất khi nghệ sĩ ấy nhập vai.

Đức Huy thích làm người tiên phong

Nghệ sĩ làm mặt hóa trang

 Anh cho biết còn rất nhiều nhân vật, vở tuồng mình muốn chụp nhưng các đòan không dựng lại các vở đó nữa. Hay có lần anh được báo trước đòan hát sắp diễn một vở tuồng mình yêu thích từ bé thì anh như trở thành cậu bé ngày xưa, suốt mấy ngày mơ về nhân vật mình dự định chụp, trong đầu anh cứ hình dung đến nhân vật sẽ có điệu bộ như thế này, như thế kia…Ấy vậy mà đến khi xem anh mới biết kịch bản đã thay nhân vật khác. Một chút hụt hẫng thóang qua trong anh…

Đức Huy thích làm người tiên phong

Mặt hóa trang gian thần (Tào Tháo)

Xem bộ ảnh về nghệ thuật tuồng Đức Huy chụp  xuyên suốt từ những ngày đầu cho đến nay; đã qua hai thập kỷ, có thể thấy những bước phát triển rõ rệt. Ban đầu chỉ là những bức chụp khuôn mặt hóa trang của các nghệ sĩ, rồi các buổi biểu diễn, các động tác như cưỡi ngựa, thuần ngựa đặc trưng của hát bội. Hiện nay, anh đang ứng dụng đồ họa (phần mềm Photoshop) để tạo hiệu quả thị giác mạnh hơn, ví như anh ghép ảnh một nghệ sĩ đang múa hổ quyền với hình ảnh con hổ thật khéo léo. Những bức ảnh trong bộ sưu tập của Đức Huy cho thấy bên cạnh việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, ẩn sâu trong đó là sự thẩm thấu kiến thức về bộ môn nghệ thuật truyền thống này.

Đức Huy thích làm người tiên phong

Ra bộ trong tuồng (Bộ bê)

Với Đức Huy, hát bội không chỉ là những ký ức tuổi thơ nữa mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Anh lao vào say sưa tìm hiểu nó, càng khám phá càng yêu thích. Từ cuộc Triển lãm nghệ thuật hóa trang mặt trong hát bội (1991), Bến Tre (1992), Vũng Tàu (1993) đến triển lãm ở festival Huế (2000), Nhà hát TP.HCM (2001) hay  cuốn sách Nghệ thuật hóa trang mặt nạ trong sân khấu in ba ngôn ngữ Việt, Anh, Hoa (1992)…tất cả đều do anh tự bỏ tiền túi thực hiện. Còn nhớ khỏang năm 1990, việc phóng một bức ảnh màu cỡ 50×75 có giá thành không rẻ nhưng anh cũng cố gắng thực hiện để mang đến cho người xem những hình ảnh đẹp nhất.

Đức Huy thích làm người tiên phong

Một Poster Hát bội với hiệu ứng đồ họa

Đức Huy thích làm người tiên phong

Bộ hổ

Có lẽ những giải thưởng dành cho bộ ảnh về nghệ thuật (hát bội) như ACCU (1998), Di sản văn hóa thế giơi Hemeiji của Nhật (1999)… đối với anh không thể sánh bằng tình cảm mà những khán giả đến xem cuộc triển lãm và chia sẻ cảm xúc chân thật của mình với anh, như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, lúc ấy là Bộ trưởng Bộ VHTT đã ghi vào sổ cảm tưởng: “Một cuộc triển lãm rất đáng ngạc nhiên và thú vị”. Có thể nói những quyển sổ cảm tưởng qua các lần triển lãm ghi những tình cảm, lời động viên, khích lệ của bạn bè, khán giả, du khách nước ngòai ấy là kỷ vật anh luôn trân trọng. Bởi qua nó anh biết rằng mình không hề đơn độc trên cuộc hành trình còn nhiều khó khăn này. Chính những lời động viên nhiệt tình ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho anh. Anh trân trọng đưa tập bản thảo cuốn sách ảnh về nghệ thuật hát bội cho tôi xem. Tòan bộ những tấm ảnh trong tập sách ảnh này là quá trình bao nhiêu năm anh “say” cùng hát bội. Một công trình công phu mà khi hòan thành chắc chắn nó sẽ là một tư liệu quý về hát bội từ phục trang, hóa trang, vũ đạo, đạo cụ, sân khấu hát bội…Lần giở từng trang, ngắm nhìn từng bức ảnh, tôi thấy trong đó là tình cảm, tấm lòng của một nhiếp ảnh gia có tâm với nghệ thuật truyền thống dân tộc.

Đức Huy thích làm người tiên phong

Đức Huy cho biết trong thời gian làm phóng viên ảnh của báo Kinh tế đối ngoại, thời báo kinh tế Sàigòn,  Saigòn Time, Vietnamnet, cộng tác viên cho Báo ảnh Việt Nam (TTX VN) v.v..,  anh nhận ra nhiếp ảnh không chỉ ghi lại những gì đang tồn tại của cuộc sống đương đại mà nó còn có nhiệm vụ lưu giữ văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống dân tộc. Phải chăng vì thế mà mỗi lần nghe tiếng trống chầu vang lên rộn rã, anh cảm thấy mình được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục cống hiến tài hoa cho cuộc đời.

Theo Tạp chí Truyền hình VTV

Theo Tạp chí Truyền hình VTV

Bạn có thể quan tâm