Theo cáo trạng, do cần tiền trả nợ và chi tiêu cá nhân, tháng 1/2022, Lâm Kim Thị Thủy Tiên đã tới gặp vợ chồng ông Hồ Định và bà Đặng Thị Nhung (trú tại TP Đà Lạt) hỏi vay một tỷ đồng với lý do đáo hạn cho khoản vay 2,5 tỷ đồng ở ngân hàng, thời gian vay là 3 ngày. Sau khi đáo hạn, bị cáo sẽ làm hồ sơ vay lại với số tiền lớn hơn.
Tin tưởng người phụ nữ này, vợ chồng bà Nhung đã cho bị can vay một tỷ đồng. Nhận được tiền, Lâm Kim Thị Thủy Tiên không sử dụng số tiền trên vào việc đáo hạn ngân hàng như thông tin đưa ra, mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.
![]() |
Bị cáo Lâm Kim Thị Thủy Tiên tại tòa. |
Tháng 5/2022, đối tượng này vay mượn tiền của người khác để trả nợ xóa thế chấp đối với khoản tiền 2,5 tỷ đồng của ngân hàng và vay ở một ngân hàng khác 5,5 tỷ đồng. Có tiền, bị cáo chuyển trả cho vợ chồng bà Nhung 100 triệu đồng, số tiền còn lại dùng để trả nợ và tiêu xài hết.
Tại phiên tòa, Lâm Kim Thị Thủy Tiên đã thừa nhận hành vi phạm tội, thành thật khai báo và mong muốn được hưởng hình phạt thấp nhất để sớm có điều kiện làm lại cuộc đời. HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 8 năm tù về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời yêu cầu bị cáo trả lại toàn bộ số tiền cho các bị hại.
Sách về Pháp luật
Nội dung cuốn sách "Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam" đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về an ninh mạng dưới góc độ của ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; đánh giá thực trạng pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.