Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đừng để mất niềm tin vào giáo dục

“Đừng đánh mất niềm tin của các em vào giáo dục, bởi lấy lại niềm tin mới là điều khó khăn”, TS tâm lý Bùi Hồng Quân nêu quan điểm trước thực trạng đạo đức nhà giáo đi xuống.

- Thưa TS, với các sự việc gần đây như giáo viên bạo hành học sinh; nhà trường, hiệu trưởng trốn tránh trách nhiệm trước việc học sinh bị bỏng, học sinh bị gãy chân trong trường học, ông nhận định như thế nào về sự ảnh hưởng đến học sinh?

- Thực trạng trên đang là sự trăn trở thể hiện sự xuống cấp trầm trọng về việc ứng xử trong môi trường học đường. Bởi vì trong môi trường học đường, giáo viên luôn là hình mẫu chuẩn mực để học sinh noi theo.

Câu nói về giáo dục rất có ý nghĩa là “Cái quan trọng của một người thầy ảnh hưởng đến học trò không phải chỉ là kiến thức mà là cách giáo dục nhân cách. Đó mới là cách giáo dục hiệu quả nhất”.

Thực tế cho thấy nhiều thầy cô chưa làm tròn vai trò của mình và cũng chưa thể hiện được mình là tấm gương sáng cho học trò noi theo.

Trong quá trình đi học, ngoài học kiến thức, học sinh còn học được thái độ, cách ứng xử từ thầy cô. Thầy cô không làm gương, không trung thực, không thể hiện sự thương yêu, quan tâm học sinh, đó sẽ là một trong những hình ảnh tiêu cực tác động đến quá trình nhận thức của các em.

Các em sẽ không tìm được chuẩn mực từ môi trường học đường và dễ bị chao đảo về mặt niềm tin và không xác định được mình học và làm theo ai và đâu là điều mình cần phấn đấu.

Khi giáo viên không làm gương, sự tôn trọng, kính nể của học trò dành cho giáo viên không cao. Hiệu quả học tập về kiến thức và học làm người để phát triển nhân cách sẽ không được như ý.

bao hanh hoc sinh anh 1
Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) bị cách chức vì không trung thực trong vụ tai nạn của học sinh. Ảnh: Tiền Phong.

- Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến các hiện tượng bạo hành, hành vi xuống cấp đạo đức nhà giáo ngày càng nhiều?

- Có nhiều nguyên nhân đến từ phía nhà trường và xã hội. Chúng ta cần phải nhìn nhận và giải thích một cách bài bản, bởi không phải chỉ từ phía người dạy đâu mà còn cả học trò nữa.

Đầu tiên, xuất phát từ người học, chúng ta thấy hiện nay một số bạn trẻ không được hưởng nền giáo dục một cách đầy đủ và trọn vẹn nên có những biểu hiện tiêu cực, đi ngược chuẩn mực xã hội.

Các em không được hình thành những quy chuẩn về cư xử sao cho đúng mực. Những em này có thể không có hứng thú học tập; trong ứng xử với bạn bè, thầy cô thể hiện sự coi thường, thách thức.

Đó là nguyên nhân dẫn đến khi có xung đột, các em thể hiện thái độ, hành xử không đúng, tạo nên sự khó chịu khiến thầy cô không kiềm chế được cảm xúc.

Bên cạnh đó, nguyên nhân thuộc về giáo dục gia đình từ các bậc phụ huynh, quá coi trọng đời sống kinh tế mà xem nhẹ chuyện giáo dục con cái khiến bạn trẻ không phát triển đầy đủ.

Điều quan trọng và trực tiếp ở đây chính là thầy cô có hành vi bạo hành. Sẽ có rất nhiều ý kiến cho rằng trong một số trường hợp bạo lực có giá trị và đúng là như vậy. Nhưng nếu xét về sự phát triển của lịch sử, xã hội, rõ ràng quan điểm giáo dục ngày nay không chấp nhận hình thức bạo lực trong đó. Do vậy, các thầy cô cần ý thức được điều này và có cách ứng xử phù hợp, tuyệt đối không dùng bạo lực.

Bởi vì, sâu xa của nguyên nhân sử dụng bạo lực là những hình thức giáo dục khác dường như bất lực. Như vậy, thầy cô giáo cần phải xem lại vai trò và phương pháp sư phạm, kỹ năng ứng xử, đặc biệt là tìm hiểu tâm lý học trò để có cách ứng xử phù hợp, không cần dùng bạo lực mà vấn đề vẫn được giải quyết.

Một trong những nguyên nhân nữa không thể không đề cập là tác động của truyền thông, mạng xã hội vô hình trung khiến học sinh dễ dàng tiếp cận hình ảnh xấu, ảnh hưởng nhận thức.

Cô giáo mầm non ném trẻ như thú bông

Từ tối 17/3, dư luận xôn xao về clip ghi cảnh cô giáo Trường Mầm non Tư thục Ngôi Sao Xanh (huyện Nhà Bè, TP HCM) ném trẻ em ngủ trưa như thú bông.

- Khi học sinh bị rơi vào các tình huống trên, phụ huynh, nhà trường cần làm gì để chăm sóc các em?

- Tùy từng trường hợp, mình có những cách ứng xử phù hợp. Ví dụ, bạo lực diễn ra trong trường học, nạn nhân chắc chắn bị tổn thương, trước hết về mặt thể xác, sau đó là tâm lý.

Tùy mức độ bạo hành và phạm vi ảnh hưởng, các lực lượng chức năng, bộ phận giáo dục nhà trường cùng chung tay với phụ huynh trấn an tâm lý và tạo sự yên tâm cho các em. Sau đó, học sinh mới có thể trở lại trường học bình thường.

Nếu học sinh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hình ảnh của các thầy cô như trong sự việc tại trường Tiểu học Nam Trung Yên, rõ ràng bên cạnh nỗi đau về thể xác, học sinh còn tổn thương về mặt tâm lý, niềm tin - điều rất khó khăn để có thể lấy lại được.

Trong trường hợp này, hiệu trưởng, hiệu phó hay ai đó cũng chỉ là cá nhân trong tổng thể các lực lượng giáo dục. Những bộ phận, thầy cô khác cũng phải tham gia để học sinh lấy lại niềm tin trong quá trình em đi học.

Song song đó, gia đình, nhà trường phải có lời giải thích thỏa đáng để các em hiểu được tại sao có hiện tượng như vậy. Chính bản thân người sai phải tự thấy được ý thức của mình và nhận lỗi trước học trò vì đó là điều các em được học và thầy cô phải là người thực hành.

Quan trọng hơn hết để học sinh thấy được rằng niềm tin của các em vào thầy cô, người lớn và những chuẩn mực thì vẫn còn và được bảo vệ.

> Chủ đề: Học sinh tiểu học bị đâm gãy chân trong sân trường
Hành trình tìm công lý vụ học sinh Nam Trung Yên gãy chân Sau gần 3 tháng em Trần Chí Kiên gãy chân trên sân trường, hiệu trưởng và hiệu phó trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội bị kỷ luật cách chức.

Bênh con, nữ cán bộ Tỉnh ủy Sóc Trăng xô xát với người khác tại trường

Nữ cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy Sóc Trăng đã xô xát với một phụ nữ khác trong sân trường học vì bênh con.



http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/dung-de-mat-niem-tin-vao-giao-duc-643524.bld

Theo Mai Châu / Lao Động

Bạn có thể quan tâm