Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Đừng để say độ cao làm hỏng chuyến trekking, leo núi

Khó thở, đau đầu, bụng cồn cào... là một số dấu hiệu cho thấy bạn bị say độ cao. Tình trạng này thường bắt gặp khi leo núi, thay đổi độ cao đột ngột giữa các địa điểm.

Tình trạng say độ cao (viết tắt là AMS theo thuật ngữ y khoa) là các phản ứng khác nhau của cơ thể khi con người ở độ cao lớn hơn so với mặt đất. Khi độ cao tăng, áp suất không khí giảm, nghĩa là bạn không còn nhận nhiều oxy cho quá trình hô hấp.

Ở thể nhẹ, các triệu chứng say độ cao sẽ gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, ở những trường hợp nghiêm trọng, tình huống này có thể dẫn đến tử vong.

Dưới đây là một số quy tắc nhằm xử lý vấn đề say độ cao, đặc biệt khi bạn tham gia trekking, leo núi ở độ cao tương đối lớn so với mặt đất.

Nắm rõ triệu chứng

AMS có 4 triệu chứng chung: đau đầu, khó chịu ở đường tiêu hóa (buồn nôn và chán ăn), mệt mỏi và chóng mặt.

Steve House, người sáng lập Công ty cung cấp dịch vụ huấn luyện sức bền ở độ cao Uphill Athlete, cho biết nếu bạn ở một vùng núi và cảm thấy đau đầu vào buổi sáng, đó chính là dấu hiệu say độ cao.

Đây là biểu hiện bình thường, không đáng lo ngại, xảy ra vì một phần hệ thần kinh chịu trách nhiệm giữ cho bạn tỉnh táo đã hoạt động quá tải để tăng nhịp thở.

Chú ý đến độ cao điểm đến

Hai yếu tố chính thúc đẩy chứng AMS là:

  • Độ cao bạn đang đi.
  • Tốc độ bạn đến đó.

Những người cơ địa yếu có thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng trên ở độ cao 5.000 feet (khoảng 1.500 m). Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, bất kỳ ai di chuyển đến độ cao trên 8.000 feet (khoảng 2.400 m) đều có nguy cơ bị say độ cao.

Những du khách trekking dãy Himalaya hoặc leo núi Kilimanjaro thường nắm rõ độ cao nơi họ đang đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ độ cao của những điểm đến như thành phố Mexico (khoảng 8.000 feet), đỉnh Haleakala trên đảo Maui (10.023 feet), Cuzco (khoảng 11.150 feet) hoặc thậm chí là Santa Fe, NM (6.996 feet).

Để tránh trường hợp bị say độ cao đột ngột, bạn hãy chủ động kiểm tra độ cao của điểm đến trên Google Earth hoặc xem bản đồ.

Lắng nghe cơ thể

Nếu bạn mắc các bệnh lý như suy tim, huyết áp cao, cholesterol cao, rung nhĩ, phổi, COPD, hen suyễn hoặc ngưng thở khi ngủ, hãy chú ý các phản ứng của cơ thể khi ở độ cao từ khoảng 5.000 feet.

Nếu có bệnh lý nền, từng gặp vấn đề với độ cao trước đây hoặc có kế hoạch lên đến độ cao trên 10.000 feet, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn và kê đơn thuốc.

Bên cạnh đó, đi du lịch đến vùng cao cũng giống như chạy marathon, sẽ tốt hơn nếu bạn luyện tập thường xuyên. Giả sử bạn đang trekking lên một đỉnh núi cao, hãy cân nhắc việc nghỉ ngơi giữa đường, tránh mất sức và mất cân bằng độ cao.

Hạ độ cao ngay lập tức

Tình trạng say độ cao nhẹ sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn di chuyển lên quá cao hoặc quá nhanh. Hầu hết mọi người sẽ trải qua các triệu chứng nhẹ trước khi diễn tiến nặng hơn như chóng mặt, mất phương hướng, buồn nôn và khó thở cực độ.

Để phòng ngừa tình trạng này, bạn hãy theo dõi cảm giác của chính mình. Nếu bị đau đầu dai dẳng, khó ngủ hoặc gặp các triệu chứng khác, hãy nói với bạn đồng hành và không nên leo cao hơn nữa.

Nếu say độ cao quá nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng phù phổi hoặc hiếm gặp hơn là phù não. Cả hai tình trạng này đều có thể dẫn đến tử vong.

Cách tốt nhất và cũng là duy nhất lúc này là hạ độ cao. Bất kỳ ai có triệu chứng trên, ho ra chất lỏng hoặc khó thở, khó đi lại đều là dấu hiệu của say độ cao nghiêm trọng. Lúc này bạn cần được đưa xuống ngay lập tức.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Đi du lịch mà say xe, phải làm sao?

Những loại thực phẩm quen thuộc có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng say xe, chuyến du lịch hè cũng trở nên vui tươi và mạnh khỏe.

Sống tốt trên những chuyến bay đường dài

Các chuyến bay kéo dài từ 8 tiếng trở lên được coi là chuyến bay dài; hơn 16 tiếng được xếp vào dạng chuyến bay siêu dài.

Quỳnh Trang

Đồ họa: Mike

Bạn có thể quan tâm