Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đừng kỳ vọng quá nhiều vào thẩm mỹ

Thẩm mỹ công nghệ cao, peel da, nội khoa đang trở thành trào lưu thịnh hành trong ngành làm đẹp, nhưng góc khuất của phương pháp này cũng không ít.

Phương pháp làm đẹp bằng công nghệ cao, không xâm lấn đang ngày càng được ưa chuộng. Ảnh: Unsplash.

Người phụ nữ 50 tuổi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM với khuôn mặt sưng đỏ, bỏng rát, chảy mủ dịch vàng khắp mặt.

Trước đó, bà mua tuýp kem peel da được bán 500.000 đồng, hướng dẫn thoa 7 ngày/lần, da sẽ lột sau khi khô. Tuy nhiên, hậu quả để lại là khuôn mặt mất sắc tố da, sẹo chi chít và điều trị kéo dài đến hơn 6 tháng.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, bác sĩ Ngô Anh Tuấn, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, khẳng định mọi người không nên kỳ vọng quá nhiều, bởi không có bất kỳ một phương pháp nào thần kỳ như vậy.

Làm đẹp Hi-Tech cần thời gian

Có những phương pháp làm đẹp Hi-Tech, bạn có thể thấy hiệu quả sau 7 ngày. Theo bác sĩ Tuấn, thị trường làm đẹp bằng công nghệ cao mọc lên như nấm sau mưa, nhưng không phải làn da nào cũng có thể làm.

Để thẩm mỹ da, đầu tiên phải phụ thuộc vào da của bạn đang có là gì, không thể làm một cách bất chấp. Nếu người khách có da sắc tố, da sạm nám, cần 2-3 tháng điều trị giữa chống nắng, dưỡng ẩm kết hợp các sản phẩm bổi thoa hỗ trợ.

Tiếp đến mới phối hợp các công nghệ chuyên sâu, công nghệ cao tại những cơ sở y tế có chuyên môn được cấp phép như tái tạo da sinh học, laser để làm lại da.

Nếu người có da mặt chảy xệ, cần nâng cơ thì thực hiện những liệu trình phổ biến hiện nay như sóng siêu âm hội tụ (Hifu), sóng vô tuyến năng lượng cao (RF). Những phương pháp này đều cần thời gian để da tự cải thiện tổng hợp nên mô collagen mới, 2-3 tháng sẽ để đạt hiệu tối đa về nâng cơ.

Với người có da chùng quá nhiều, hoặc muốn đạt được hiệu quả nhanh chóng mà vẫn tăng sinh collagen tốt thì có thể lựa chọn những phương pháp mới hơn như căng da mặt bằng chỉ. Phương pháp này cần 2 tuần đến 1 tháng để da mặt đạt được hiệu quả tối ưu, khi chỉ đã hòa vào mô da.

tham my cong nghe cao anh 1

Bác sĩ Ngô Anh Tuấn, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ về kỹ thuật làm đẹp mới. Ảnh: BSCC.

Đối với tái tạo đường nét cho khuôn mặt, tiêm filler, tiêm chất làm đầy là lựa chọn của nhiều người, để tạo hình cho vùng cằm, môi, mũi, thái dương hay gò má. Phương pháp này thời gian nghỉ dưỡng ít, hiệu quả nhanh chóng, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu và hài hoà cần 1-2 tuần.

Liệu trình về xóa nhăn, mọi người có thể tiêm botulinum toxin, có đáp ứng khá nhanh, hiệu quả thấy sau 7 ngày, tối ưu sau 2 tuần.

Phương pháp nào cũng có rủi ro

Trước khi thực hiện những phương pháp này, bác sĩ Tuấn khuyến cáo mọi người nên thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ. Mọi người cần đảm bảo rằng các liệu trình này phải thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn, có chứng chỉ kỹ thuật được cấp phép.

Bên cạnh đó, những cơ sở thực hiện phải được cấp phép, sản phẩm sử dụng trên cơ thể người phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. “Mỗi phương pháp chỉ mang lại hiệu quả tương đối, mọi người không nên kỳ vọng quá cao”, bác sĩ Tuấn nói.

Bệnh lý về da thường gặp như nám, có sử dụng phương pháp laser đúng cách cũng cần thời gian, nhiều lần thực hiện liệu trình mới mang lại hiệu quả. Nám là bệnh lý không thể nào dứt điểm hoàn toàn được.

Tương tự, điều trị da bị sẹo cũng cần kiên trì, có thể mất 3-6 tháng, hoặc thậm chí là nhiều năm để mang lại hiệu quả như mong muốn.

Thẩm mỹ da hay làm đẹp là quá trình kết hợp phức tạp giữa tay nghề của người thực hiện, kỹ thuật và sản phẩm sử dụng. Do đó, làm đẹp nhanh thì không thể có giá tiền rẻ, và ngược lại.

Trước những quảng cáo ngon, bổ, rẻ trên mạng xã hội người dân cần lựa chọn thông minh.

"Rất dễ để khách hàng tìm kiếm những liệu trình trị nám, trị sẹo với công nghệ cao kèm lời quảng cáo mỹ miều đẹp lên trông thấy, đẹp chỉ trong 60 phút tại các cơ sở. Tuy nhiên, để giúp một làn da từ có vấn đề trở thành không có vấn đề, chỉ trong vài chục phút, và vài trăm nghìn là không thể", bác sĩ Tuấn cảnh báo.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Ca sĩ Pha Lê bị biến chứng sau nâng mũi

Sau 12 năm thẩm mỹ nâng mũi, ca sĩ Pha Lê chia sẻ bị biến chứng muộn, buộc phải tháo sụn.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm