Mục tiêu của thiết kế suy nghĩ - khái niệm được phát triển từ vị giáo sư này - là lược đi sự không cần thiết của cái gọi là cẩn trọng hay do dự.
Trong cuốn sách mới của mình, GS Roth đưa ra nhiều chiến lược cải thiện bản thân. Một ý tưởng chính, trung tâm của quá trình thiết kế tư duy là chúng ta giữ mình lại khi cố gắng biện minh cho hành vi tiêu cực.
Sẽ hạnh phúc và thành công hơn nếu chúng ta ngừng biện dẫn các lý do.
GS Roth kể lại kinh nghiệm cá nhân. Khi mới bắt đầu sự nghiệp, ông thường xuyên đến trễ trong các cuộc họp hội đồng. Mỗi lần đến muộn, ông đều giải thích rằng, mình gặp tắc đường.
Nhưng rốt cuộc, ông nhận ra, sự đến muộn thực ra vì ông không đặt điều đó làm ưu tiên trong công việc. Vì lẽ đó, ông cứ trả lời vài cái mail, gọi vài cuộc điện thoại rồi mới bắt đầu tới chỗ họp.
Khi nhận ra sự thực này, ông đã thay đổi hành vi bằng cách quyết định đến nơi họp sớm hơn 10 phút. Từ đó trở đi, ông luôn tới họp đúng giờ.
Còn đây là một ví dụ khác.
Một lần, Roth nói chuyện với một giáo sư tại hội thảo. Vị này phàn nàn rằng, mình muốn dành nhiều thời gian cho gia đình nhưng lại quá bận rộn với công việc.
Nhưng khi Roth nói ông kể kỹ hơn về các hoạt động hàng ngày, Roth nhận ra, vị giáo sư đã tốn nhiều thời gian cho công việc, hoạt động xã hội với các đồng nghiệp, với ước vọng tạo vị thế "đàn anh". Khi vẫn còn nấn ná với công việc, thật khó dành nhiều thời gian cho gia đình.
Vấn đề là sự biện minh của chúng ta thường tự làm dối mình.
"Lý do thường chỉ bào chữa. Chúng ta sử dụng điều đó để che giấu khuyết điểm của mình" - ông viết.
Khi ngừng sử dụng lý do để biện minh cho chính mình, chúng ta tăng cơ hội thay đổi hành vi, có được hình ảnh thực tế về bản thân, có cuộc sống mãn nguyện và hiệu quả hơn.
Một lời báo trước: Roth khuyên không bao giờ nên nói với người khác lời bào chữa của họ là vô lý. Thay vào đó, sử dụng kỹ thuật này xét lại nội tâm - để người khác làm việc trên hành vi của họ.