Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dùng miếng dán hạ sốt cho bé có tác dụng không?

Nhiều bà mẹ thường sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé để tránh việc uống thuốc, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng việc dùng miếng dán hạ sốt cho bé không có tác dụng gì.

Mỗi lần con bị sốt, chị Hoàng Hải Vy trú tại Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội lại chạy ra cửa hàng thuốc mua một hai gói miếng dán hạ sốt cho bé về để tủ lạnh rồi dùng hạ sốt cho con. Chị Vy kể, để giảm sốt cho con, chị thay miếng dán hạ sốt 3 tiếng một lần. Mỗi lần lấy miếng dán hạ sốt, chị lại đóng kín lại và bỏ vào tủ lạnh để cho mát, dán vào các cháu cảm thấy dễ chịu hơn. Khi nào con sốt cao chị mới cho uống thuốc.

Nhiều phụ huynh coi miếng dán hạ sốt là vật bất ly thân ở trong nhà để phòng con cái sốt là lôi ra dán ngay. Tuy nhiên, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai lại cho rắng đó là quan điểm sai lầm.

Nhiều phụ huynh xem việc dùng miếng dán hạ sốt cho bé là việc làm thường xuyên

Nhiều phụ huynh xem việc dùng miếng dán hạ sốt cho bé là việc làm thường xuyên.

PGS Dũng cho biết ông đã gặp nhiều trường hợp trẻ sốt nặng, biến chứng chỉ vì cha mẹ cho con dán miếng dán hạ sốt cho bé mà không cho các cháu hạ sốt ngay. Nguy hiểm, nhiều người còn cho miếng dán vào tủ cho lạnh mát rồi dán vào trán cho trẻ.

Cơ chế hạ nhiệt của miếng dán hạ nhiệt được quảng cáo là thụ nhiệt và phân tán ra ngoài nhưng thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của phương pháp này. Nếu cha mẹ chỉ dùng dán miếng dán hạ sốt nhiều ngày, da trán bị bít lỗ chân lông lại chính vì thế có trẻ bị viêm da vùng trán. Thậm chí có trẻ còn bị dị ứng với các chất trong miếng dán hạ sốt rất nguy hại. Nếu không phát hiện kịp thời cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

PGS Dũng cho biết nhiều người còn cho miếng dán hạ sốt vào tủ lạnh để hạ sốt nhanh, tuy nhiên theo PGS Dũng biện pháp này có thể khiến trẻ bị biến chứng nặng hơn. Khi trẻ sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, viêm phổi. Nếu bố mẹ không rõ nguyên nhân gây sốt mà lấy khăn chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm gây bỏng lạnh hoặc suy hô hấp. Khi chườm lạnh, sờ da trẻ thấy mát hơn nhưng thực tế nhiệt độ cơ thể không hề giảm. Thậm chí, trẻ có thể bị nặng hơn vì ngấm lạnh vào người.

PGS Dũng cho biết cách hạ sốt cho trẻ ở nhà cha mẹ có thể tự làm đó là dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2 - 3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt. Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

http://infonet.vn/dung-mieng-dan-ha-sot-cho-be-co-tac-dung-khong-post181759.info

Theo Phúc Mai/Báo Infonet

Bạn có thể quan tâm