Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dùng mỳ ăn liền: Mối nguy hại khôn lường

Người nào tiêu thụ mỳ ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Nó còn được cho là một đối thủ "khó xơi" đối với hệ tiêu hóa.

Mỳ ăn liền vốn là một món ăn phổ biến đối với những người có ít thời gian và hạn hẹp về kinh tế, trong đó đặc biệt là giới sinh viên. Có thể trong chúng ta đều cho rằng mỳ ăn liền không phải là một món ăn bổ dưỡng, nhưng chúng cũng chẳng phải là món gây hại cho sức khỏe như những thức ăn nhanh khác gồm Hamburger, khoai tây chiên...

Tuy nhiên, trong một thí nghiệm đặc biệt gần đây, tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) sẽ cho chúng ta cái nhìn chân thật nhất về tác hại của mỳ ăn liền sau khi xâm nhập vào cơ thể.

Theo đó, để hỗ trợ cho cuộc thí nghiệm này, ông Kuo đã sử dụng một chiếc camera siêu nhỏ để dẫn chứng điều gì xảy ra bên trong dạ dày và đường tiêu hóa của chúng ta sau khi chúng ta tiêu thụ mỳ ăn liền. Những kết quả đã gây ngạc nhiên cho nhiều người. 

Mỳ ăn liền: Ăn sau 2 tiếng vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày

Nếu bạn ăn mỳ tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mỳ ăn liền vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.

Mỳ ăn liền không dễ phân hủy sau nhiều giờ vào cơ thể

Bằng cuộc thí nghiệm được thực hiện thông qua một máy quay nhỏ, tiến sỹ Kuo đã cho chúng ta thấy một sự thật rằng, những sợi mỳ ăn liền khi được đưa vào cơ thể con người sẽ không dễ dàng phân hủy sau 2 giờ chúng ta ăn. 

Hình ảnh mỳ ăn liền (trái) vẫn "nguyên hình"sau nhiều giờ nằm trong dạ dày.

Do vậy, mỳ ăn liền được cho là một đối thủ "khó xơi" đối với hệ tiêu hóa của chúng ta, khiến chúng phải làm việc và hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa. Điều này hoàn toàn khác khi chúng ta ăn các loại mỳ tự làm khác.

Mỳ ăn liền "ngậm chất độc"

Thông thường, khi thức ăn tồn đọng trong đường tiêu hoá suốt một thời gian dài thì cơ thể chúng ta tất nhiên sẽ hấp thụ được các chất dinh dưỡng tốt nhất từ thức ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp chúng ta ăn mỳ ăn liền, cơ thể chúng ta sẽ bị "ép" phải hấp thụ một loạt các chất phụ gia có hại cho cơ thể, trong đó bao gồm phụ gia chống oxy hóa TBHQ.

Loại phụ gia này sẽ nằm trong dạ dày của chúng ta cùng với những sợi mỳ khó tiêu hóa trong thời gian dài, và không ai có thể đoán được tác hại của chúng đến sức khỏe ra sao.

Mỳ ăn liền chứa chất phụ giaTBHQ gây hại chosức khỏe.

Để dẫn chứng cho tác hại của TBHQ, tiến sỹ Kuo cho biết thêm: "TBHQ là sản phẩm phụ dùng trong ngành công nghiệp dầu khí, thường được xem như là một chất chống oxy hóa. 

Điều đáng chú ý hơn, TBHQ là một loại hóa chất tổng hợp, không phải là một chất chống oxy hóa tự nhiên. Chúng có tác dụng ngăn cản quá trình oxy hóa của chất béo và dầu, qua đó kéo dài thời gian sử dụng của các loại thực phẩm chế biến sẵn".

Hiện nay, TBHQ được dùng trong việc chế biến các loại thức ăn nhanh và đóng gói, và đặc biệt, chúng cũng được tìm thấy trong véc ni, sơn mài, các sản phẩm thuốc trừ sâu, mỹ phẩm và nước hoa.

Tại một cuộc họp gần đây, các chuyên gia thuộc tổ chức FAO và WHO đã xác nhận TBHQ an toàn cho người khi được tiêu thụ ở mức 0-0.5mg/kg. Nếu tiêu thụ vượt quá mức "an toàn", ví như vượt mức 5 gram TBHQ là chúng ta có thể tử vong.

Những hậu quả mà TBHQ để lại cho cơ thể còn có các triệu chứng như: buồn nôn, ói mửa, ù tai, mê sảng, cảm thấy mệt mỏi, đột quỵ...

Ăn mỳ ăn liền dễ mắc hội chứng chuyển hóa

Theo một nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí Journal of Nutrition chỉ ra rằng những phụ nữ tiêu thụ nhiều mỳ ăn liền có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa so với những người ăn ít hơn, bất kể họ có thực hiện chế độ ăn uống hoặc tập thể dục hợp lý đi chăng nữa.

Cụ thể hơn, phụ nữ ăn mỳ ăn liền hơn 2 lần 1 tuần thì có 68% mắc hội chứng chuyển hóa, thông qua các triệu chứng như: béo phì, huyết áp cao, áp lực máu cao, nồng độ Choleseterol HDL thấp.

Đáng nói hơn, người nào tiêu thụ mỳ ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. 

Mỳ ăn liền chứa chất gây ung thư?

Bên cạnh Natri và chất phụ gia TBHQ, mì ăn liền còn chứa nhiều thành phần khác như: bột mỳ, dầu cọ, muối, bột ngọt, gia vị, đường.

Tuy nhiên, theo một báo cáo hồi năm 2012 của cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hàn Quốc đã tìm thấy chất Benzopyrene (một chất gây ung thư) trong 6 loại nhãn hiệu mì ăn liền của công ty Nong Shim.

Vụ việc sau đó buộc công ty này phải thu hồi sản phẩm và tạo nên một làn sóng lo sợ về thực phẩm đối với người dân quốc gia này.

http://vtc.vn/dung-my-an-lien-moi-nguy-hai-khon-luong.321.524412.htm

Theo Hùng Phú/Báo VTC News

Bạn có thể quan tâm