Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đường hầm xuyên núi đá đục bằng tay suốt 5 năm

Hầm Quách Lượng xuyên Thái Hành Sơn (Hà Nam, Trung Quốc) được mệnh danh là một trong những tuyến đường nguy hiểm nhất thế giới, do người dân đục vào vách đá dựng đứng.

Con đường đáng sợ này còn có biệt danh “Đường không được phạm sai lầm”, do độ dốc lớn, nhiều khúc quanh và chỉ rộng 4 m.
Con đường đáng sợ này còn có biệt danh “Đường không được phạm sai lầm”, do độ dốc lớn, nhiều khúc quanh và chỉ rộng 4 m. Ảnh: Cookiesound.
Đường hầm Guoliang được xây dựng để nối ngôi làng Guoliang nằm trên đỉnh Taihang biệt lập với thế giới bên ngoài. Trước kia, cách duy nhất để tới làng là leo qua một thung lũng với những vách đá dựng đứng, sau đó đi trên một đoạn bậc thang đá hiểm trở. Do vị trí khó khăn, làng Guoliang có nguy cơ bị bỏ hoang, trừ khi có một con đường xuyên qua các vách đá.
Đường hầm Quách Lượng (Guoliang) được xây dựng để nối ngôi làng Quách Lượng nằm trên đỉnh Thái Hành (Taihang) biệt lập với thế giới bên ngoài. Trước kia, cách duy nhất để tới làng là leo qua một thung lũng với những vách đá dựng đứng, sau đó đi trên một đoạn bậc thang đá hiểm trở. Do vị trí khó khăn, làng Quách Lượng có nguy cơ bị bỏ hoang, trừ khi có một con đường xuyên qua các vách đá. Ảnh: Scout.
Tuy nhiên, chính phủ thấy việc đầu tư hàng triệu USD để xây một con đường cho 300 người là không thỏa đáng. Năm 1972, người dân quyết định sẽ tự đào hầm. Đó là hi vọng duy nhất của họ.
Năm 1972, người dân quyết định tự đào hầm. Ảnh: Imaginechina/REX.
Ban đầu, chỉ có 13 người bắt tay vào đào đường hầm dài 1,2 km, cao 5m và rộng 4 m, đủ chỗ cho 2 phương tiện qua lại.
Ban đầu, chỉ có 13 người bắt tay vào đào đường hầm dài 1,2 km, cao 5 m và rộng 4 m, đủ chỗ cho 2 phương tiện qua lại. Ảnh: Imaginechina/REX.
Họ không có máy móc nên tất cả chỉ dùng công cụ thô sơ, Sau này, thuốc nổ được sử dụng để tạo khoảng trống trên vách đá. Tuy nhiên, do không được đào tạo, nhiều người đã thiệt mạng. Những người khác vẫn kiên trì đào tiếp. Cuối cùng, tới ngày 1/5/1977, sau 5 năm vất vả, đường hầm đã thông suốt.
Họ không có máy móc nên tất cả chỉ dùng công cụ thô sơ. Sau này, thuốc nổ được sử dụng để tạo khoảng trống trên vách đá. Tuy nhiên, do không được đào tạo, nhiều người đã thiệt mạng. Những người khác vẫn kiên trì đào tiếp. Cuối cùng, tới ngày 1/5/1977, sau 5 năm vất vả, đường hầm đã thông suốt. Ảnh: Scout.
Đó là lần đầu tiên xe ôtô tới được làng Guoliang, mở ra một trang mới nhiều hi vọng hơn cho người dân. Từ năm 2000, đường hầm độc đáo này đã trở thành điểm tham quan thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm. Làng Guoliang còn bắt đầu xây dựng các khách sạn để đón tiếp mọi người.
Đó là lần đầu tiên xe ôtô tới được làng Quách Lượng, mở ra một trang mới nhiều hy vọng hơn cho người dân. Từ năm 2000, đường hầm độc đáo này đã trở thành điểm tham quan thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm. Làng còn xây khách sạn để đón du khách. Ảnh: Imaginechina/REX.
Đường hầm có nhiều “cửa sổ” nhìn xuống thung lũng. Các khoảng trống này được đục để đưa đất đá ra ngoài. Mặt đường và tường hầm rất gồ ghề do người dân làm thủ công.
Đường hầm có nhiều “cửa sổ” nhìn xuống thung lũng. Các khoảng trống này được đục để đưa đất đá ra ngoài. Mặt đường và tường hầm rất gồ ghề do người dân làm thủ công. Ảnh: Imaginechina/REX.
Đường hầm gập ghềnh, dốc và hẹp này rất trơn lúc trời mưa. Do đó, du khách cần cực kỳ thận trọng khi tới đây vào trời mưa. Nếu ngã khỏi vách đá, bạn sẽ khó lòng sống sót.
Đường hầm gập ghềnh, dốc và hẹp này rất trơn lúc trời mưa. Do đó, du khách cần cực kỳ thận trọng khi tới đây khi thời tiết không thuận lợi. Cơ hội sống sót không cao nếu ngã khỏi vách đá.  Ảnh: Imaginechina/REX.

10 cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam

Người đam mê du lịch bụi, khám phá, thích rong ruổi trên các cung đường không còn lạ lẫm với những con đèo đã đi vào huyền thoại như Mã Pì Lèng, Pha Đin, Hải Vân...

Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm