Thông tin về 2 ca bệnh bạch hầu ở Bắc Giang và Nghệ An khiến cả nhà rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể phòng ngừa bằng cách nào và con đường lây nhiễm ra sao?
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Bến Tre
Hiệu quả vaccine bạch hầu đạt khoảng 97%, miễn dịch có hiệu quả lên đến 10 năm và sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, nếu không tiêm mũi nhắc lại sau mỗi 10 năm vẫn có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.
Đường lây nhiễm và triệu chứng của bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Ngoài ra, vi khuẩn cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh.
Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác thông qua các hình thức nói trên.
Triệu chứng của bệnh bạch hầu:
- Sốt nhẹ
- Đau họng, ho, chán ăn
- 2-3 ngày xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hành hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc của người bệnh dài, dễ chảy máu và dính
- Khó nuốt, khó thở
- Khi bệnh trở nặng, người bệnh có các biểu hiện như sưng to cổ, khó thở, rối loạn tim, khàn tiếng…
Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh bạch hầu
- Tiêm chủng vaccine bạch hầu cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi có bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ chuẩn bị manng thai, người sống trong gia đình có người mắc bạch hầu, người chăm sóc bệnh nhân bạch hầu…
- Tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người dân toàn quốc để cung cấp những thông tin cần thiết về triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
- Đeo khẩu trang đi ra đường để bảo vệ bản thân và những người xung quanh
- Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
- Không gian sống cần được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng
- Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, rửa sàn nhà, quần áo, chăn mền, các đồ dùng…
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời
Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non
Trong cơ thể người có mọt hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.