Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Em bé napalm' ngày ấy, bây giờ

Vài thập kỷ sau chiến tranh, những vết sẹo vẫn hằn trên da thịt Kim Phúc, bé gái trong bức ảnh nổi tiếng "Em bé napalm" ở Việt Nam năm 1972.

Trong ảnh

"Em bé napalm" do Nick Ut, phóng viên hãng AP, chụp ngày 8/6/1972. Trong ảnh, Phan Thị Kim Phúc cùng một số trẻ em Việt Nam vừa đi vừa khóc sau khi bom napalm dội xuống Trảng Bàng, Tây Ninh. Phúc lúc đó bị bỏng ở lưng. Bức hình giúp nhà báo của AP giành giải thưởng Pulitzer danh giá trong lĩnh vực báo chí, năm 1973. Ảnh: AP/Nick Ut

1

Kim Phúc và mẹ năm 1972, 2 ngày sau khi bom napalm dội xuống Trảng Bàng. Hơn 40 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày chiến tranh vẫn chưa nguôi đối với nhân vật trong bức hình. Khi đó, cô cùng anh trai và những đứa trẻ khác chạy trốn bom napalm của Mỹ. Khói vàng bao phủ khắp nơi, lửa bén vào quần áo và khiến Phúc bỏng ở lưng. Cây cối xung quanh bỗng trở thành những ngọn đuốc hung dữ. Ảnh: AP

Chiến dịch đưa 2.700 trẻ em Việt rời Sài Gòn 40 năm trước

Đầu tháng 4/1975, quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch Operation Babylift (Không vận Trẻ em) để đưa hàng nghìn người con Việt rời quê hương.

1
Nick Ut trở lại Trảng Bàng thăm Kim Phúc năm 1973. Sau khi chụp bức ảnh ngày 8/6/1972, phóng viên 21 tuổi đưa Kim Phúc tới bệnh viện. Tại đó, các bác sĩ cho hay, bé gái bị thương nặng và khó qua khỏi. “Nếu tôi không giúp và bé chết, tôi sẽ cảm thấy như giết chính mình”, phóng viên ảnh chia sẻ. Christopher Wain, phóng viên hãng ITN của Anh, đề nghị đưa Kim Phúc sang bệnh viện khác sau khi bác sĩ chẩn đoán bé nguy kịch. May mắn, cô đã qua khỏi. Ảnh: AP
1

Năm 1986, chính phủ Việt Nam cử Kim Phúc sang Cuba học ngành y. Phóng viên Nick Ut gặp lại cô gái trong bức ảnh lần đầu tiên vào năm 1989 tại Cuba. Ảnh: AP

1
Tại Cuba, Kim Phúc gặp Bùi Huy Toàn, một sinh viên Việt Nam. Phúc chưa bao giờ tin người đàn ông nào đó sẽ yêu cô bởi những vết sẹo chiến tranh khắp lưng và tay mình. Toàn chấp nhận tất cả và chọn cô làm vợ. Hai người kết hôn năm 1992. Ảnh: Daily Mail
1
Kim Phúc cùng con trai và chồng (phía sau). Năm 1992, trong chuyến nghỉ trăng mật ở Moscow, Nga sau khi kết hôn, vợ chồng Kim Phúc xin định cư tại Ajax, Ontario, Canada. Vài thập kỷ sau chiến tranh, những vết sẹo vẫn hằn trên da thịt Kim Phúc. Năm 1997, cô gái trong bức ảnh nổi tiếng thành lập Quỹ Kim Phúc tại Mỹ để hỗ trợ trẻ em trong chiến tranh. Ảnh: Daily Mail
1
Phan Thị Kim Phúc và phóng viên Nick Ut diện kiến Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại London năm 2000. Ảnh: Daily Mail
1
Cuộc gặp gỡ của nhân vật chính và tác giả bức ảnh "Em bé napalm" năm 2012. Ảnh: AP

Chiến tranh Việt Nam khốc liệt qua những bức ảnh khói lửa

Trực thăng vận tải trúng đạn, bom napalm nổ hay máy bay rải chất độc da cam là những hình ảnh lột tả sự khốc liệt của cuộc chiến Mỹ phát động trên lãnh thổ Việt Nam.

Trẻ Việt lai trong chiến tranh về quê mẹ xây trại mồ côi

Thi Hien Suzanne Hook, trẻ Việt lai trong chiến tranh, bán hết gia sản ở Anh để về TP HCM và xây dựng nhà tình thương. Mái ấm của chị đã hoạt động gần 5 năm.

Đỗ Quyên

Bạn có thể quan tâm