Theo Jam Press, Rohit, 12 tuổi, nhận chẩn đoán mắc chứng xương thủy tinh khi vừa chào đời. Căn bệnh khiến xương của em gãy nhanh hơn, khả năng hồi phục chậm. Với các bệnh nhân khác, xương của họ có thể gãy chỉ với một cú ngã nhẹ hoặc áp lực nào đó. Nhưng với Rohit, ai đó chạm nhẹ cũng đã khiến em tổn thương.
Do cấu trúc xương thủy tinh, các bác sĩ chẩn đoán Rohit sẽ bị gãy 100 chiếc xương trong suốt cuộc đời, trung bình 8 chiếc mỗi năm và cơn đau luôn hành hạ cơ thể em. Ngoài ra, căn bệnh loãng xương cũng khiến sự phát triển của Rohit bị kìm hãm. Bệnh nhi 12 tuổi chỉ cao 40,64 cm và nặng 14,5 kg.
Đôi tay, chân em không thẳng như tất cả đứa trẻ khác. Nó bị uốn cong, lưng gù xuống vì áp lực.
Rohit chỉ cao 40,64 cm và nặng 14,5 kg vì căn bệnh hiểm nghèo. Ảnh: Jam Press. |
Theo Jam Press, để tránh tổn thương xương, Rohit không thể chơi với bạn bè và phải dựa vào mẹ để di chuyển. Chị gái của Rohit là người dạy em học vì Rohit không thể đến lớp.
Bất chấp những khó khăn, cậu bé rất lạc quan và khẳng định căn bệnh hiểm nghèo không thể ngăn cản em ước mơ trở thành bác sĩ.
Theo Healthline, bệnh xương thủy tinh hiện không có cách chữa trị. Người bệnh có thể giảm nhẹ triệu chứng bằng cách bổ sung canxi, thuốc thức đẩy sự phát triển của xương, dù vậy, họ phải sống trong tình cảnh nguy hiểm đến suốt đời, bất cứ khi nào xương cũng có thể gãy vụn.
Bệnh xương thủy tinh là bẩm sinh, di truyền và đột biến gen, tỷ lệ hiếm gặp, khoảng 1/10.000 trẻ. Trẻ được phát hiện sớm, tư vấn tốt sẽ hạn chế các biến chứng và tránh được những bệnh lý bẩm sinh xảy ra ở thế hệ tiếp theo.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ tránh dùng mỹ phẩm chứa hóa chất triclosan sau khi một nghiên cứu ở Trung Quốc năm 2019 phát hiện hóa chất này có thể tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh loãng xương.