Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EP30: 'anh tài' giá rẻ của Toshiba

Cuối năm 2006, Toshiba tung ra đầu máy HD-E1 và ngay lập tức nó chiếm được tình cảm của đại đa số người dùng.

EP30: "anh tài" giá rẻ của Toshiba

(Zing) - Cuối năm 2006, Toshiba tung ra đầu máy HD-E1 và ngay lập tức nó chiếm được tình cảm của đại đa số người dùng.

Mặc dù chỉ đạt độ phân giải 1080i, nhưng chất lượng trình diễn của HD-E1 tương đương với những đầu máy cao cấp. Hơn thế, giá cả của nó lại rất bình dân và dễ sử dụng.

HD-EP30, mẫu máy mới trình làng của Toshiba, có giá khá dễ chịu (khoảng 200 bảng) và chất lượng trình diễn lại được nâng cấp tốt hơn. Liệu đầu máy này có thể thay thế được “tiền bối” HD-E1? Chúng tôi tin là nó có thể!

EP30: `anh tài` giá rẻ của Toshiba

Đầu HD DVD EP30 giá rẻ của Toshiba

Thiết kế:

Mặc dù “ngoại hình” của EP30 gần giống với E1, nhưng chúng vẫn có một vài chỗ khác biệt tinh tế. EP30 trông mềm mại và mang dáng vẻ hiện đại hơn, trong khi E1 lại giống như một hình khối của kiểu thiết kế cổ điển. Khác với khay nhận đĩa của E1 nằm bên trái của máy, khay đĩa của EP30 được thiết kế ở bên phải. Thật lòng, chúng tôi không hiểu lý do của sự thay đổi này, nhưng chắc chắn điều này không thể làm ảnh hưởng đến “hoà bình thế giới”.

Bộ điều khiển từ xa (remote control) cũng được thiết kế lại để trở nên nhỏ gọn và nhẹ nhàng hơn. Các phím chức năng điều khiển TV của chiếc remote đã được Toshiba loại bỏ. Thật đáng tiếc, nhưng chúng tôi chắc là ít có ai lên chương trình các phím chức năng này để điều khiển TV của họ, vì vậy đây cũng không phải là vấn đề cần phải làm cho nghiêm trọng.

Mặt sau của đầu máy EP30 có một sự thay đổi nhỏ: ngõ cắm S-Video đã bị lược bỏ, chỉ còn lại duy nhất một ngõ ra hình ảnh analog là composite. Thật tình, chúng tôi ước gì họ bỏ cổng composite thay vì S-Video, nhưng cũng may cả hai chuẩn trên đều là analog nên cũng không có vấn đề gì quan trọng.

Các giao tiếp còn lại thì tương tự. Dĩ nhiên, có một cổng HDMI và một ngõ giao tiếp Ethernet dùng kết nối thiết bị với internet để nâng cấp khi cần thiết. 

Nhìn chung, EP30 nhỏ, nhẹ, ngắn hơn đầu máy E1 trước đây. Nếu để ý, bạn cũng sẽ thấy nắp đậy ở mặt trước của máy đã bị bỏ đi, để lộ ra các nút bấm chức năng điều khiển.

Tính năng:

So với E1, điểm mạnh chính của đầu EP30 là khả năng phát hình đạt độ phân giải cao full 1080p. Và nó cũng hỗ trợ chế độ phát 24 hình/giây thông qua tuỳ chọn trên hình ảnh thiết lập menu.

Hệ thống menu của EP30 rất rõ ràng và dễ sử dụng. Trong quá khứ, chúng tôi gặp một vài trục trặc với đầu máy E1, như việc nâng cấp phần cứng qua mạng. Nhưng Toshiba sẽ gởi đĩa nâng cấp bằng đường bưu điện, không biết vấn đề này có ảnh hưởng gì đến bạn.

Việc cấu hình mạng của EP30 tương tự với E1, bạn chỉ việc mở cổng DHCP và DNS để thiết bị có thể làm việc. Một khi đã cấu hình xong, bạn sẽ có thể down về được các tuỳ chọn mở rộng.

Trình diễn:

Chúng tôi thích thú trước khả năng phát hình độ nét cao của đầu máy EP30. Khi kết nối thiết bị với TV Philips 1080p, chúng tôi ngạc nhiên trước vẻ đẹp tuyệt hảo của phim ảnh độ phân giải cao do EP30 trình diễn. Đầu tiên, chúng tôi dùng đĩa phim Ma trận để test đầu máy EP30 này. Chi tiết gương mặt của những nhân vật trong phim cực kỳ rõ nét, và màu sắc thì phải nói là tuyệt hảo.

Việc nâng cấp chất lượng đĩa DVD lên chuẩn HD cũng rất ấn tượng. Bộ phim Nhiệm vụ bất khả thi II được tái hiện đầy đủ chi tiết. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy một điều: khi bật chế độ 1080p/24 trong các phim Nhiệm vụ bất khả thi I-II thì hình ảnh bị giựt. Và khi trở về chế độ 1080p thì hiện tượng trên không còn nữa, chỉ bất tiện là bạn phải quay vào menu thiết lập một cách thủ công. Hy vọng, hiện tượng rung hình sẽ không còn khi đầu máy được nâng cấp phần cứng trong tương lai.

Âm thanh của EP30 phụ thuộc vào các thiết bị bạn kết nối với nó. Chúng tôi dùng loa tích hợp của chiếc TV và hài lòng với âm thanh rõ ràng, mạch lạc của nó. Nhưng để khai thác được chất âm tốt nhất từ chiếc đầu máy này, bạn cần phải dùng một đầu thu AV để xử lý âm thanh kỹ thuật số dạng DTS và Dolby True HD.

EP30 có thể xuất các dạng âm thanh DTS HD 6.1, Dolby True HD và Dolby Digital Plus. Và bởi vì giao tiếp HDMD của máy là chuẩn 1.3, bạn có thể sử dụng đầu thu AV để khai thác triệt để chất lượng âm thanh của những định dạng trên.

Điều không hài lòng của chúng tôi là đầu EP30 không có ngõ ra âm thanh analog 5.1. Với những ai đang sở hữu các hệ thống âm thanh surround đời cũ, họ buộc phải sử dụng cổng giao tiếp HDMI một cách không cần thiết.

Chúng tôi cũng đặc biệt ấn tượng bởi tính đơn giản và sự vận hành trơn tru của các chức năng tương tác trên đầu máy HD DVD này. Có thể kể ra đây một vài đặc điểm nổi trội của EP30 so với E1 là: hệ thống menu đơn giản, chất lượng trình diễn hình ảnh cao cấp, cũng như tính năng hỗ trợ người dùng thật sự thân thiện.

Lời kết:

Đơn giản, chúng tôi thích EP30 vì đây là đầu máy HD DVD tuyệt vời, cung cấp chất lượng hình ảnh độ nét cao với một mức giá khá hợp lý. Hiện tại, Sony BDP-S300 là đầu Blu-ray có thể cạnh tranh trực tiếp với EP30, nhưng đây chỉ là dòng máy cấp thấp của Sony với mức giá 300 bảng.

Cuối cùng, nếu bạn là người không muốn lệ thuộc vào bất kỳ một định dạng nào, hãy đợi đầu máy chơi được hai định dạng của Samsung xuất hiện trong nay mai.

Q. Phan

(Theo CNET)

(Theo CNET)

Bạn có thể quan tâm