Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, so với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 186,4%. Trong khi đó, số ca tử vong cũng tăng 102,6%, số ca nặng và nguy kịch tăng 62,2%.
Theo bản tin tổng hợp hàng ngày của Bộ Y tế, đồ thị số ca mắc Covid-19 trên cả nước có chiều hướng tăng nhanh.
F0 tử vong tăng hơn 100% so với tháng trước
Vấn đề tìm giải pháp kéo giảm số ca tử vong đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt yêu cầu với Bộ Y tế vào ngày 13/12.
Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tổ chức hội nghị với các chuyên gia, các nhà khoa học trong tháng 12 để có giải pháp ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi các trường hợp F0 chuyển nặng và tử vong.
Yêu cầu được đặt ra giữa bối cảnh khoảng một tháng trở lại đây, số ca mắc Covid-19 tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đang có dấu hiệu tăng lên. Số ca tử vong do Covid-19 cũng ở ngưỡng cao.
Ảnh: Phương Mai. |
Trong khoảng giữa tháng 8 đến giữa tháng 9, số ca tử vong trung bình ghi nhận tại Việt Nam là 328 ca. Bệnh nhân tử vong chủ yếu trong giai đoạn này ở TP.HCM và một số ít ở Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Đến giữa tháng 10 sang giữa tháng 11, số ca tử vong trung bình giảm sâu xuống còn khoảng 69 ca. Giai đoạn này trùng với thời điểm dịch Covid-19 tại TP.HCM cơ bản kiểm soát và quay về trạng thái bình thường mới.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 11 đến nay, số ca tử vong trung bình có chiều hướng tăng trở lại. Các bệnh nhân ghi nhận không chỉ ở TP.HCM và còn tại nhiều tỉnh, thành phố khác.
Số ca tử vong mỗi ngày tại TP.HCM so với cả nước từ ngày 20/11 đến 16/12 | |||||||||||||||||
Nguồn: Bộ Y tế. | |||||||||||||||||
Nhãn | 1/2 | 2/12 | 3/12 | 4/12 | 5/12 | 6/12 | 7/12 | 8/12 | 9/12 | 10/12 | 11/12 | 12/12 | 13/12 | 14/12 | 15/12 | 16/12 | |
Số ca F0 tử vong tại Việt Nam | người | 196 | 210 | 200 | 203 | 199 | 223 | 217 | 230 | 256 | 216 | 209 | 228 | 242 | 252 | 283 | 241 |
Số ca F0 tử vong tại TP.HCM | 68 | 80 | 68 | 75 | 69 | 94 | 57 | 75 | 76 | 71 | 67 | 78 | 75 | 64 | 74 | 65 |
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.857 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 239 ca.
Với tổng số ca tử vong này, Việt Nam đứng thứ 32/234 vùng lãnh thổ. Xếp theo tỷ lệ ca tử vong trên một triệu ca nhiễm, Việt Nam xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong tại Việt Nam đứng thứ 9/49 quốc gia và đứng 4 tại ASEAN.
Số ca bệnh Covid-19 tiên lượng nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế | |||||||||||||||||
Nguồn: Bộ Y tế. | |||||||||||||||||
Nhãn | 1/12 | 2/12 | 3/12 | 4/12 | 5/12 | 6/12 | 7/12 | 8/12 | 9/12 | 10/12 | 11/12 | 12/12 | 13/12 | 14/12 | 15/12 | 16/12 | |
Số F0 tiên lượng nặng | người | 6497 | 6600 | 6449 | 6788 | 6854 | 7006 | 7019 | 7506 | 7697 | 7681 | 7558 | 7596 | 7730 | 7779 | 7822 | 7852 |
Ngày 16/12, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi các địa phương và đơn vị trực thuộc về việc giảm nguy cơ tử vong người bệnh Covid-19.
Trong văn bản này, Bộ Y tế nhấn mạnh vấn đề cấp thiết là quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế nguy cơ tử vong.
Giải pháp được cơ quan này đưa ra là phân loại nhóm nguy cơ từ khi nhập viện, đánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho theo đõi, chăm sóc và điều trị.
Nhiều địa phương đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ
Trong khoảng một tuần gần đây, Cà Mau là tỉnh có số ca F0 tăng rất nhanh, nhiều ngày dẫn đầu cả nước. Điều này khiến tỉnh khó khăn trong việc bố trí giường điều trị F0.
Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã gửi công văn khẩn cấp đến Bộ Y tế đề nghị hỗ trợ khẩn cấp: 50.000 liệu trình thuốc kháng virus Molnupiravir, 20.000 liệu trình điều trị thuốc Favipiravir và 65.000 liều vaccine Pfizer để tiêm liều bổ sung hoặc liều nhắc lại.
Về nguồn nhân lực, Cà Mau xin hỗ trợ khẩn cấp 50 nhân viên y tế có kinh nghiệm điều trị F0 tại cơ sở y tế và quản lý, chăm sóc F0 tại nhà.
“Trước tình hình khó khăn của tỉnh, UBND tỉnh Cà Mau rất mong được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Bộ Y tế”, Chủ tịch UBND tỉnh viết trong văn bản gửi Bộ Y tế.
TP.HCM cũng xin hỗ trợ khẩn cấp 1.000 bác sĩ cùng 2.000 điều dưỡng, ít nhất có 300 bác sĩ và 600 điều dưỡng có chuyên môn hồi sức, cấp cứu, nhằm triển khai công tác đối phó trước biến chủng Omicron.
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, số ca F0 trong cộng đồng trên địa bàn có chiều hướng gia tăng trở lại. Tỷ lệ người già mắc bệnh và trở nặng, tử vong tăng lên khiến áp lực đè lên ngành y tế.
Tỉnh Bình Phước cũng ghi nhận số ca nhiễm mới tăng cao trong nhiều ngày qua. Theo nhận định của UBND tỉnh, dịch Covid-19 ở địa bàn giáp ranh và ngay trong tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ổ dịch, chùm ca bệnh mới trong cộng đồng. Trong đó có nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây, một số ổ dịch chưa khống chế được.
Ngoài đề ra 6 giải pháp kiểm soát dịch và điều trị người bệnh, Bình Phước cũng đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ về lực lượng, trang thiết bị y tế, hướng dẫn điều trị bệnh nhân Covid-19.
F0 tăng nhanh ở nhiều địa phương
Ngày 16/12, tỉnh Tây Ninh ghi nhận 867 ca mắc Covid-19, tất cả đều được phát hiện qua test sàng lọc.
Hầu hết bệnh nhân Covid-19 được công bố tại địa phương này cũng được phát hiện xét nghiệm sàng lọc. Điều này cho thấy ca bệnh trong cộng đồng tại Tây Ninh vẫn còn ở mức khá cao. Trong khoảng từ tháng 12 đến nay, Tây Ninh luôn trong nằm nhóm 5 tỉnh, thành phố có ca F0 cao nhất cả nước.
Số ca mắc Covid-19 ghi nhận tại tỉnh Tây Ninh từ ngày 10/11 đến 16/12 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Tây Ninh. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhãn | 10/11 | 11/11 | 12/11 | 13/11 | 14/11 | 15/11 | 16/11 | 17/11 | 18/11 | 19/11 | 20/11 | 21/11 | 22/11 | 23/11 | 24/11 | 25/11 | 26/11 | 27/11 | 28/11 | 29/11 | 30/11 | 1/12 | 2/12 | 3/12 | 4/12 | 5/12 | 6/12 | 7/12 | 8/12 | 9/12 | 10/12 | 11/12 | 12/12 | 13/12 | 14/12 | 15/12 | 16/12 | |
Số ca F0 trong ngày | người | 675 | 376 | 527 | 101 | 703 | 687 | 374 | 699 | 563 | 600 | 441 | 602 | 604 | 616 | 605 | 603 | 608 | 605 | 591 | 725 | 729 | 724 | 767 | 778 | 790 | 795 | 860 | 866 | 868 | 864 | 861 | 864 | 868 | 866 | 867 | 869 | 867 |
Đáng chú ý, trong ngày 16/12, Bộ Y tế thông báo Sở Y tế tỉnh Tây Ninh đăng ký bổ sung 18.792 ca nhiễm trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin. Đây là lần đăng ký bổ sung có số lượng cao nhất cả nước tính đến nay.
Như vậy, Tây Ninh đã vượt xa tỉnh Long An, hiện đứng thứ 4 cả nước về tổng số ca nhiễm.
Tỉnh, thành phố | Tổng số ca F0 | Số ca ngày 16/12 | Tử vong |
TP.HCM | 492.244 | +1.175 | 18.993 |
Bình Dương | 288.599 | +275 | 3.002 |
Đồng Nai | 93.892 | +479 | 1.056 |
Tây Ninh | 61.806 | +932 | 477 |
Long An | 39.519 | +728 | 418 |
Theo công bố của Bộ Y tế, trong nhiều ngày qua, số ca nhiễm của Cà Mau liên tục tăng cao, liên tục rơi vào nhóm 10 địa phương có lượng F0 trung bình cao nhất trong một tuần.
Đặc biệt, trong 3 ngày gần đây, Cà Mau vượt mốc 1.000 ca nhiễm sau 24 giờ, trở thành địa phương đứng nhất nhì cả nước về số lượng F0 trong ngày.
Số ca mắc Covid-19 ghi nhận tại tỉnh Cà Mau từ 20/11 đến 16/12 | ||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Bộ Y tế. | ||||||||||||||||||||||||||||
Nhãn | 20/11 | 21/11 | 22/11 | 23/11 | 24/11 | 25/11 | 26/11 | 27/11 | 28/11 | 29/11 | 30/11 | 1/12 | 2/12 | 3/12 | 4/12 | 5/12 | 6/12 | 7/12 | 8/12 | 9/12 | 10/12 | 11/12 | 12/12 | 13/12 | 14/12 | 15/12 | 16/12 | |
Số F0 ghi nhận trong ngày | người | 342 | 330 | 242 | 252 | 224 | 287 | 374 | 422 | 387 | 396 | 377 | 507 | 496 | 489 | 568 | 444 | 639 | 615 | 511 | 720 | 822 | 722 | 675 | 793 | 1011 | 1072 | 1339 |
Đồ thị số ca nhiễm tại Hà Nội cũng có chiều hướng tăng nhanh số ca nhiễm. Sau ngày 15/12 ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục, Hà Nội tiếp tục xác định lượng người dương tính ở ngưỡng cao.
Trong đó, các bệnh nhân tại đây được ghi nhận tại cộng đồng, khu cách ly và vùng phong tỏa đều ở mức cao.
Ảnh: CDC Hà Nội. |
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 16/12, toàn thành phố có 8.963 F0 được điều trị tại cơ sở y tế; 1865 người đang cách ly điều trị tại nhà. Như vậy, dù thay đổi biện pháp điều trị Covid-19, số lượng F0 cách ly tại nhà ở thành phố này vẫn ở mức khá thấp.
Cũng chính vì điều này, hầu hết quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đang nỗ lực tăng cường kiểm soát dịch và vận hành thêm trạm y tế lưu động để đáp ứng việc chăm sóc số lượng F0 ngày càng tăng cao.
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, mục tiêu của thành phố hiện tại là chú trọng quản lý người bệnh có bệnh nền, người già.
Trao đổi với Zing, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, dự đoán số ca nhiễm tại Hà Nội có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Đây là điều chúng ta buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên, thành phố cũng cần sớm kiểm soát tình hình, không để số ca tăng cao hơn nữa.
Bên cạnh đó, PGS Phu cũng nhấn mạnh Hà Nội cần đảm bảo kiểm soát tốt hơn nếu không muốn tình trạng quá tải hệ thống y tế xảy ra.