Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Plos One của Đại học Nam Connecticut đã phát hiện sự liên quan giữa nỗi sợ bỏ lỡ của sinh viên và hành vi của đối tượng này. Theo đó, sinh viên mắc chứng FOMO dễ thực hiện các hành vi không phù hợp, khó thích nghi với hoàn cảnh khó khăn.
Cụ thể, gần 500 sinh viên đã được yêu cầu hoàn thành một bảng hỏi gồm 10 phần để xác định mức độ ảnh hưởng của FOMO lên họ. Các câu hỏi có nội dung như "Bạn có thấy không vui khi phát hiện bạn bè vui vẻ khi không có mình?" hay "Tầm quan trọng của việc tham gia một trò đùa/chuyện cười". Họ cũng được hỏi về tần suất sử dụng rượu bia và ma túy bất hợp pháp từ khi lên đại học.
Nỗi sợ bỏ lỡ có thể khiến sinh viên sa sút. Ảnh: Pexels. |
Những người ẩn danh tham gia nghiên cứu còn được yêu cầu nên chi tiết 9 hành vi phi đạo đức hoặc bất hợp pháp khác nhau từng thực hiện thời sinh viên, ví dụ như gian lận, đạo văn hay ăn cắp.
Từ dữ liệu trên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tỷ lệ mắc FOMO tỷ lệ thuận với mức độ hành vi trong trường học của sinh viên. Càng sợ bỏ lỡ, sinh viên càng có xu hướng đạo văn và nổi loạn.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan giữa FOMO và việc sử dụng chất gây nghiện. Theo đó, sinh viên mắc FOMO có xu hướng sử dụng nhiều hơn một chất ma túy bất hợp pháp, chẳng hạn như chất kích thích, thuốc trầm cảm hay chất gây ảo giác hoặc có số lần sử dụng rượu trên tuần cao hơn.
Tác giả Paul McKee và các đồng nghiệp cho rằng các phát hiện nói trên có thể là tài liệu để các cố vấn giúp sinh viên năm nhất thích nghi tốt hơn với cuộc sống đại học.
"Các trường đại học nên cố gắng giáo dục và có cuộc trò chuyện cởi mở với sinh viên về FOMO cũng như tác động của nó lên xã hội. Những tác động này có thể không cần thiết phải có ích hay lành mạnh", ông nói.
Ngoài ra, ông McKee cũng cho hay các cơ sở giáo dục nên khuyến khích sinh viên hạn chế sử dụng mạng xã hội. Theo ông, đây là một yếu tố dẫn đến gia tăng nỗi sợ bỏ lỡ ở đối tượng sinh viên.