Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gần 100 người sập bẫy đường dây lừa đảo

Gần 100 người ở 17 tỉnh, thành trên cả nước trở thành nạn nhân của đường dây siêu lừa này với số tiền bị chiếm đoạt 20 tỷ đồng.

Cáo trạng thể hiện, năm 2006, Lê Mạnh Trung (45 tuổi, ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là giám đốc công ty thương mại Mạnh Trung năm. Biết nhiều người có nhu cầu xuất khẩu lao động, Trung tuyển Vũ Bá Thủy (36 tuổi), Trần Văn Trình (31 tuổi), Nguyễn Văn Qua (33 tuổi) ở vị trí trưởng phòng của công ty.

Để tạo niềm tin, Trung và đồng bọn làm giả thông báo tuyển dụng lao động, mẫu hợp đồng… lừa tiền nhiều người có nhu cầu đi lao động sang Hàn Quốc. Đầu năm 2008, nhóm này bàn nhau giải thể công ty. Sau đó, chúng mở các công ty riêng biệt để tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo.

Các bị cáo tại tòa.

Tháng 10/2007, đang là nhân viên hợp đồng cho trạm y tế phường, Nguyễn Thị Huyền My (quận Tây Hồ, Hà Nội) bỏ việc giữa chừng. Khi giao dịch với Thủy, Trung cũng như các đầu mối thu gom tiền của người lao động đến từ các tỉnh, người phụ nữ này tự xưng là cán bộ của Cục lao động ngoài nước (thuộc bộ Lao động thương binh và xã hội).

Sau khi thống nhất, Thủy có nhiệm vụ trực tiếp thu tiền của người lao động để giao cho My. Một số trường hợp được thông báo phải nộp cho My 6.000 USD mỗi người.

Nhận được tiền, Huyền My hứa hẹn trong 3 tháng làm hồ sơ xuất khẩu nhưng thực chất cô ta cầm tiền để chi tiêu cá nhân.

Gần 100 người ở 17 tỉnh, thành trên cả nước trở thành nạn nhân của đường dây siêu lừa này với số tiền bị chiếm đoạt 20 tỷ đồng.

Sau 2 ngày xét xử, sáng 23/10, TAND Hà Nội tuyên phạt Huyền My và Chung 19 năm tù; Thủy 16 năm tù tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cộng bản án cũ, Chung buộc phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù. 2 bị cáo Trình và Qua lần lượt lĩnh án 12 - 13 năm tù.

Đỗ Mến

Bạn có thể quan tâm