Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo quân. Các gia đình thường làm lễ cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời, báo cáo mọi chuyện trong nhà trong một năm qua. Tùy điều kiện, một số nhà có thể cúng ông Công ông Táo từ ngày 17 Âm lịch đến trước trưa 23 tháng Chạp. Ảnh: Tô Thị Hương Giang. |
Chị Tô Thị Hương Giang chia sẻ mâm cúng ông Công ông Táo do con gái Gen Z chuẩn bị. "Đây là mâm cúng nhà mình hôm qua do con gái mình 'quẩy' hết vì bố mẹ đều bận đi làm (bạn ấy là sinh viên năm 2). Thường thì nhà mình sẽ cúng đủ 4 bát 8 đĩa hoặc 4 bát 10 đĩa nhưng vì có mình con chuẩn bị đồ nên giản tiện hơn chút". Mâm cúng này gồm gà luộc, giò xào, giò lụa, nem hải sản, cua tẩm bột chiên, thịt ba chỉ xá xíu, đĩa xào thập cẩm, canh măng khô móng giò, miến lòng gà, xôi gấc, bánh chưng, cơm trắng. Ảnh: Tô Thị Hương Giang. |
Tài khoản Huyền Thu chia sẻ hình ảnh mâm cúng trong Tết ông Công ông Táo gồm gà luộc, xôi, nem, giò. Đây đều là những món quen thuộc trong ngày Tết với các gia đình ở miền Bắc. Ảnh: Huyền Thu. |
Ở miền Bắc, các gia đình còn mua cá chép để cúng và phóng sinh theo quan niệm cá chép hóa rồng, đưa ông Công ông Táo chầu trời nhanh chóng. Ngày nay, bên cạnh cá thật, nhiều gia đình cũng làm các món ăn hình cá chép từ xôi, bột mì, thạch với ý nghĩa tượng trưng. Ảnh: Huyền Thu, Thùy Đặng. |
Tài khoản Đỗ Minh Ngọc chia sẻ mâm cơm chuẩn bị 1 giờ để phù hợp với gia đình có con nhỏ, không có nhiều thời gian. Mâm cúng ông Công ông Táo ở mỗi vùng miền, gia đình là không giống nhau. Nhiều người quan niệm việc cúng kiếng quan trọng là thành tâm, không nên quá đặt nặng phần lễ vật. Ảnh: Đỗ Minh Ngọc. |
Canh rau củ thập cẩm khá quen thuộc với nhiều gia đình trong dịp lễ Tết. Món ăn này cũng thường xuất hiện trong mâm cúng ông Công ông Táo. Ảnh: Đỗ Minh Ngọc. |
Tài khoản Thùy Đặng cho biết mất 2 giờ để chuẩn bị mâm cúng chay gần 10 món này. Ngoài những món quen thuộc, gia đình còn nấu thêm các món mới như nấm đùi gà nướng ăn kèm khoai tây chiên. Ảnh: Thùy Đặng. |
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con
Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức.