Việc lôi kéo Gen Z ra khỏi nhà vào ban đêm dần trở thành nhiệm vụ khó khăn. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm. |
Karson Krouse (24 tuổi, lính cứu hoả, Washington, Mỹ) tự nhận bản thân là người thích ở nhà.
“Sau đại dịch, tôi ít khi ra ngoài, chỉ rời khỏi nhà vào các dịp đặc biệt như sinh nhật hay tiệc độc thân”, Karson Krouse chia sẻ với tạp chí Bon Appétit.
Theo một nghiên cứu do giáo sư Patrick Sharkey thuộc đại học Princeton thực hiện, thời gian người trưởng thành tại Mỹ ở nhà hiện nay nhiều hơn 10% so với năm 2003. Không chỉ mô hình làm việc từ xa, các hoạt động liên quan đến giáo dục, các mối quan hệ và ăn uống đều có thể thực hiện tại nhà.
“Gần như mọi chuyện đều có thể diễn ra tại nhà”, Sharkey từng chia sẻ với The New York Times.
Việc tổ chức tiệc tại nhà trở nên phổ biến hơn hoạt động tụ tập tại các quán bar sau đại dịch Covid-19. Ảnh minh hoạ: Cottonbro Studio/Pexels. |
Ở nhà thay vì đi bar
Thay vì đến những quán bar đông đúc, chật chội, nhiều người chọn phương án tổ chức các buổi tụ tập ở sân sau hoặc tiệc tối trong phòng khách.
Quán bar hiện nay gắn liền với những mối quan hệ xã hội, không còn là địa điểm thư giãn, xả hơi sau ngày dài làm việc mệt mỏi.
TaChanté Cole (25 tuổi, chuyên gia thẩm mỹ, đến từ Montana, Mỹ) lớn lên ở một thị trấn nhỏ với dân số 1.500 người. Vì vậy, hoạt động tương tác với nhóm đông người người trở nên tương đối căng thẳng, đặc biệt sau đại dịch.
“Khi các hàng quán mở cửa trở lại sau giai đoạn giãn cách xã hội. Tôi cảm thấy không thoải mái khi ra ngoài và giao lưu với mọi người”, chuyên gia thẩm mỹ 25 tuổi cho biết.
Theo Mara Stolzenbach, Giám đốc chiến lược tại công ty nghiên cứu về Gen Z mang tên dcdx, ý định khác nhau của khách hàng đến bar gia tăng cảm giác khó chịu và bất an. Nhiều người đến để gặp bạn bè, trong khi một số mong muốn giao lưu với những người độc thân, tìm kiếm đối tượng tình cảm.
Gen Z lo lắng về việc hiểu sai mục đích của các cá nhân ở trong môi trường phức tạp này, dẫn đến những hành động không phù hợp, tạp chí Bon Appétit đưa tin.
Các cơ sở kinh doanh đồ ăn, thức uống về đêm nỗ lực tái tạo không gian ấm áp như ở nhà để thu hút khách hàng Gen Z, song chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Ảnh minh hoạ: Cottonbro Studio/Pexels. |
Quán bar nỗ lực giữ chân khách
Đầu năm nay, lượt tìm kiếm cụm từ “tiệc tối” trên nền tảng thiệp mời Evite tăng đột biến 148%. Theo Fox News, thế hệ cô đơn thúc đẩy sự bùng nổ của tiệc tối tại gia. Hơn nữa, hình thức tiệc tùng ở nhà cũng góp phần cắt giảm chi phí giao lưu, gặp gỡ.
Để duy trì hoạt động, một số quán bar đang nỗ lực tạo ra sự thoải mái như ở nhà cho Gen Z. Tại quán rượu The Carriage ở Alabama (Mỹ), đồng chủ sở hữu Caleb Banks cho biết quyết định thiết kế không gian giống một căn phòng khách.
Thảm trải trên sàn tạo cảm giác ấm cúng. Khách hàng cũng có thể ngả lưng trên sofa và nhâm nhi đồ uống. Ngoài ra, đội ngũ bartender biết đồ uống phù hợp, giúp khách chọn món cũng ghi điểm.
Tuy nhiên, Banks cũng gặp khó khăn khi kinh doanh quán bar theo phong cách này. “Một số người thoải mái quá đà, coi đó là nhà của họ thay vì một cơ sở kinh doanh”, chủ sở hữu này nói.
Khi công nghệ phát triển nhanh chóng, việc thu hút Gen Z rời khỏi màn hình kỹ thuật số tại nhà để đi chơi đêm giống như một nhiệm vụ bất khả thi.
Các hàng quán buộc phải dựa vào món ăn, thức uống để lôi kéo khách hàng, song vẫn loay hoay trong việc tìm ra phương pháp hiệu quả.
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.