Erin Lowry - nhà bình luận tài chính người Mỹ - đề cập trong bài viết trên Bloomberg Opinion các bậc cha mẹ của thế hệ gen Z hẳn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy trong danh sách những sản phẩm muốn mua của con cái họ trong dịp lễ này lại toàn là hàng nhái.
Mua hàng nhái đã có từ nhiều thế hệ trước, nhưng đến thế hệ này, xu hướng mới là công khai việc sở hữu và mặc đồ nhái.
Nhiều influencer gen Z công khai dùng hàng "dupe" trên các kênh của họ, và thậm chí đính kèm đường dẫn mua hàng. Ảnh minh hoạ: Pexels. |
Thế hệ chống đối các định chế cũ
Gen Z gọi những món đồ nhái này bản “dupe”. Họ định nghĩa bản “dupe” này sẽ khác với đồ nhái ở chỗ người bán sẽ nói thẳng với bạn đây chỉ là bản dupe của các thương hiệu nổi tiếng; hay nói cách khác, nhà sản xuất không cố gắng quảng cáo sản phẩm của họ là hàng thật. Nếu như hàng nhái cố gắng bắt chước để giống đến từng chi tiết của các thương hiệu nổi tiếng thì bản dupe không như vậy. Ở phiên bản này, nhà sản xuất sẽ không sao chép các đặc điểm nhận diện thương hiệu nổi bật ở các sản phẩm gốc.
Việc Gen Z công khai thể hiện sự ưa chuộng đối với các sản phẩm “dupe” này khiến nhiều người cảm thấy thú vị. Tâm lý tiêu dùng thường thấy ở thế hệ này là người tiêu dùng có ý thức, sẵn sàng tẩy chay bất kỳ thương hiệu nào nếu họ mắc lỗi trong các khâu sản xuất, nhưng bây giờ Gen Z lại ủng hộ việc xài hàng “dupe”.
Để giải thích cho trào lưu mới này, Erin Lowry nói rằng khi đến tuổi dậy thì, chúng ta thường có xu hướng nổi loạn, chống đối lại những quy tắc vốn đã quen thuộc để chứng minh bản thân mình. Gen Z cũng đang ở độ tuổi nổi loạn này, đó là lý do họ muốn đi ngược lại những gì đã quá quen thuộc và khởi đầu một xu thế mới: công khai sử dụng hàng nhái.
Tác giả Lowry cho rằng vào thế hệ của cô, những người trẻ sẽ chống lại việc dùng hàng "dupe" và ít khi công khai thừa nhận việc này. Ngày nay, những sự chống đối hàng nhái như vậy sẽ bị gọi là "gác cổng" ("gatekeeping"). "Gác cổng" là từ ám chỉ những người tìm cách giữ kín thông tin hoặc hạn chế sự tiếp cận của số đông đối với điều gì đó (ở đây là thời trang xa xỉ). Việc công khai nói về hàng "dupe" là một bước trao tiếp cận cho số đông.
"Và còn nơi nào tốt hơn cho việc đó ngoài TikTok", Lowry kết luận.
Một trong những yếu tố làm cho xu hướng sử dụng hàng nhái này ngày càng trở nên phổ biến chính là các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram,... Những nhà sáng tạo trên các nền tảng này sẽ sản xuất các video để đánh giá các sản phẩm dupe, sau đó gắn link mua hàng ở dưới video cho ai có nhu cầu mua hàng.
GenZ có xu hướng công khai việc mình mặc đồ nhái. Ảnh: Pexels. |
Những gen Z lo ngại về hàng "dupe"
Nhiều người cho rằng việc công khai sử dụng hàng nhái chính là bước đầu làm chết một thương hiệu xa xỉ. Ví dụ như túi Hermes Birkin và Kelly nổi tiếng bởi sự khó mua trực tiếp từ các nhà bán lẻ và có thể có danh sách chờ mua kéo dài nhiều năm. Thế nhưng sự xuất hiện của những chiếc túi bản dupe có thể phá vỡ sự khan hiếm mà các thương hiệu này đã xây dựng nhiều năm nay.
Nhưng gen Z không phải một tập hợp thống nhất, và không phải mọi công dân thế hệ Z đều đồng ý rằng dùng hàng "dupe" là một hành động đáng tự hào hay tung hô. Một số người lo lắng về tác động môi trường của việc sử dụng hàng hoá giá rẻ, sản xuất hàng loạt, các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...
Vì vậy, câu hỏi cuối cùng mà tác giả Lowry đặt ra là liệu một ngày, khi gen Z lớn lên và có điều kiện tài chính hơn, liệu họ có đi theo con đường của các thế hệ trước là trở lại coi trọng những món hàng xa xỉ.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.