Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá của cái tát

Vấn đề ở chỗ xâm phạm thân thể người học như thế nào sẽ bị phạt 5 triệu đồng, như thế nào thì phạt 10 triệu đồng và khi nào là không vi phạm?

Một cô giáo ở Đà Nẵng bị cho là tát học sinh (HS) đến trầy má (và cơ quan chức năng đã xác định hành vi của cô giáo chỉ là vô tình). Một cô giáo khác xót con bị trầy má xông vào tát cô giáo của con mình.

Nếu căn cứ quy định pháp luật, cả hai cô giáo đều sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng cho hành vi bạo lực này.

Là giáo viên mấy chục năm, tôi đã thật thiếu sót và giật mình khi bây giờ mới biết về Nghị định 138/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục qua vụ xử phạt 5 triệu đồng đối với cô giáo có hành vi đánh HS.

Đọc văn bản mà tôi rùng mình. Nghề giáo thời nay thực sự nguy hiểm quá! Bất cứ lúc nào các nhà giáo cũng có thể phạm pháp bởi hầu như ai cũng từng có một vài lần “xâm phạm thân thể người học”.

Ví dụ thân mật vỗ vai HS: “Nhóc! Sao đi trễ hoài vậy?” hoặc gắt gỏng phát vào mông đứa bé: “Sao không đứng ngay hàng thẳng lối”. Đôi lúc chúng ta còn nhéo tai học trò: “Sao con lại ăn hiếp bạn?”. Chẳng may các hành vi ấy bị xem là “xâm phạm thân thể” thì nguy hiểm quá!

Giáo viên xông vào trường tát cô giáo

Một phụ huynh có thâm niên 18 năm trong nghề giáo đã xông đến trường tát vào mặt cô giáo đang làm nhiệm vụ trả học sinh.

Đánh học trò, dù gì đi nữa, là sai, là khó chấp nhận. Nhưng đó có phải nhằm làm cho HS đau đớn, có phải là ngược đãi hay xâm phạm thân thể hay không còn phải căn cứ thái độ của giáo viên, bối cảnh sự việc, tình cảm của học trò…

Rất nhiều thầy cô giáo từng đánh HS của mình với tâm thế như của cha mẹ dạy con. Hàng triệu người trưởng thành cũng từng đôi lần bị ăn đòn thuở còn đi học nhưng không hề oán trách thầy cô của họ.

Và nếu bất cứ việc đánh HS nào cũng bị máy móc xem là “xâm phạm thân thể người học”, hàng trăm nghìn thầy cô giáo trên khắp đất nước đang phạm pháp một cách vô tình.

Gia cua cai tat anh 1
Cô trò tâm tình cùng nhau trong ngày khai giảng. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM.

Vấn đề ở chỗ xâm phạm thân thể người học như thế nào sẽ bị phạt 5 triệu đồng, như thế nào thì phạt 10 triệu đồng và như thế nào là không vi phạm?

Hành vi của cô giáo ở Đà Nẵng được công nhận là vô ý nhưng cô vẫn bị phạt 5 triệu đồng đó thôi! Vậy thì cái vô ý nào thì được cho qua và cái vô ý nào thì phải xử phạt?

Phải chăng những vụ việc “lặng lẽ” thì dễ được xí xóa và vụ nào bị đưa lên các phương tiện truyền thông thì sẽ bị xử lý mạnh tay?

Với cách quy định như Nghị định 138/2013 thì khi xử lý vụ việc, mức độ vi phạm nặng hay nhẹ đều phụ thuộc nhận định chủ quan của người có thẩm quyền. Kẽ hở này khiến thầy cô giáo chúng tôi vô cùng hoang mang.

Cái tát này không chỉ có giá 5 triệu đồng. Cái tát này có cái giá lớn hơn rất nhiều. Bởi nó đang làm các thầy cô giáo vừa đứng trên bục giảng vừa hoang mang bởi sự rủi ro của nghề nghiệp quá lớn, bởi sự tủi nhục khi bị phụ huynh phản ứng bất chấp lý do và bởi nỗi lo không biết khi nào sẽ bị vướng vào các quy định chưa rõ ràng trong nghị định trên.

'Mẹ xông vào trường tát cô giáo sao dạy được con nữa'

“Cha mẹ thấy con mình bị đánh là lập tức lên trường xử lý giáo viên. Những người này tưởng thế là thương con nhưng thực ra họ đang làm hỏng đứa trẻ”, bạn đọc Cấm Nguyễn nhận định.

Một hiệu trưởng trường THCS tại TP.HCM: Tôi thấy việc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng xử phạt cô giáo 5 triệu đồng và đình chỉ dạy một tháng là quá nặng, cứng nhắc và thiếu công bằng.

Thứ nhất, việc áp dụng khoản 2 Điều 21 Nghị định 138/2013 lâu nay đã gây tranh cãi bởi khó phân định trong thực tế, thường áp dụng khi rõ dấu hiệu giáo viên xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi và xâm phạm thân thể HS.

Trường hợp trên, sở không chứng minh được điều đó mà vẫn phạt là chưa hợp lý.

Thứ hai, sở đã xử phạt giáo viên theo Nghị định 138/2013 thì cũng phải xử phạt phụ huynh theo khoản 2 Điều 19 nghị định này - phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Phụ huynh đã thể hiện rõ thái độ côn đồ, xông vào đánh giáo viên, xúc phạm,  thậm chí còn đòi quay phim nhục mạ các cô giáo. Đó là chưa kể phụ huynh này cũng là giáo viên, là tổ trưởng bộ môn của một trường trung học với 18 năm làm việc.

Riêng về Nghị định 138/2013, tôi thấy không ổn. Quy định chỉ mới nặng về phạt tiền mà thiếu tính xác thực hành vi bên nào xúc phạm, ngược đãi bên nào.

Trong giáo dục mà phạt bằng tiền là không ổn vì mục đích tối thượng là giáo dục các mối quan hệ thầy-trò, thầy với thầy hoặc thầy cô với phụ huynh chứ không phải “đánh” vào túi tiền.

Một giáo viên tại quận 10, TP.HCM: Làm HS bị xước mặt là sai nhưng điều đó không có nghĩa là bản chất cô giáo làm xước mặt học trò không có tâm với nghề.

Theo các thông tin đăng tải thì cô giáo không phải cố ý vì đã nhắc nhở học trò nhiều lần và cô cũng không cố tình tát cho trò chảy máu mới thôi. Bản thân học trò cũng không biết có vết xước này.

Việc ngành giáo dục phải làm trong trường hợp trên không chỉ ở xử lý cô giáo này như thế nào, mà phải xử lý nghiêm hành vi của phụ huynh. Đây cũng là giáo viên nhưng chưa thấy Sở xử lý.

Theo điều 21 Nghị định 38/2013:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi kỷ luật buộc người học thôi học không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều này.

'Không kiềm chế được hành động thì đừng làm cô giáo'

Nhiều độc giả cho rằng việc một phụ huynh có thâm niên 18 năm trong nghề giáo xông đến trường tát vào mặt cô giáo là cách hành xử không văn minh, tổn hại tâm lý trẻ nhỏ.


http://plo.vn/ban-doc/gia-cua-cai-tat-659886.html

Theo Diễm Quyên / Pháp Luật TP.HCM

Bạn có thể quan tâm