Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gia đình tổ chức 'minh hôn' cho cặp đôi Trung Quốc tử nạn

Tiếc thương cặp đôi chưa kịp kết hôn đã gặp tai nạn qua đời, gia đình của Yang và Li (Trung Quốc) quyết định tổ chức đám cưới để hai người thành vợ chồng ở thế giới bên kia.

Yang Jingshan (31 tuổi) là trọng tài quốc tế của Hiệp hội thể thao múa lân rồng Malaysia. Bạn gái anh, họ Li (32 tuổi) cũng làm việc tại một nhà máy chế biến thực phẩm ở Malaysia.

Cặp đôi đã bên nhau được 3 năm và Yang dự định cầu hôn Li ở Thái Lan vào tháng 6. Tuy nhiên, ngày 24/5, chiếc xe của cặp đôi bị lật khi đi trên đường ở Perak, Malaysia và không ai sống sót, theo South China Morning Post.

Sau vụ tai nạn, gia đình hai bên rất đau buồn, nghĩ ra kế hoạch tổ chức "đám cưới ma" cho cặp đôi xấu số với mong muốn hai người có thể đoàn tụ như vợ chồng ở thế giới bên kia.

dam cuoi ma trung quoc anh 1

Yang và Li đều qua đời trong vụ tai nạn ôtô. Ảnh: Chinapress.

Theo Sin Chew Daily, hai bên gia đình cũng đặt làm các bức ảnh cưới cho Yang và Li.

Ở Trung Quốc, thuật ngữ “đám cưới ma" (hay "âm hôn, minh hôn") thường ám chỉ việc tìm kiếm bạn đời cho những người đã khuất.

Tín ngưỡng truyền thống của người Trung Quốc cho rằng nếu con người chết mà không thực hiện được những tâm nguyện của mình, ví dụ như kết hôn, họ sẽ không tìm được sự bình yên ở thế giới bên kia và có thể quay trở lại ám ảnh người sống.

Nói chung, có hai loại minh hôn. Một liên quan đến những cặp vợ chồng đã chết trước hoặc sau khi đính hôn. Cha mẹ họ tổ chức lễ cưới và chôn cất họ cùng nhau. Loại thứ hai liên quan đến những cá nhân chưa lập gia đình khi còn sống và được mai mối sau khi qua đời.

Những cuộc minh hôn này cũng có những tiêu chuẩn như mai mối cho người sống. Các bậc cha mẹ tìm kiếm một người bạn đời phù hợp đã chết cho đứa con đã khuất của mình thông qua người mai mối. Lý lịch, nghề nghiệp, tuổi tác và ảnh chụp cũng được hai bên trao đổi để xem khả năng tương thích.

Sau đó, một đám cưới được tổ chức, các thi thể được khai quật và chôn cùng nhau trong một ngôi mộ mới.

dam cuoi ma trung quoc anh 2

Minh hôn là tập tục vẫn tồn tại ở nhiều nơi Trung Quốc. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Huang Jingchun, chuyên gia văn hóa dân gian Trung Quốc, cho biết minh hôn cũng tồn tại ở nhiều nước Đông Á như Triều Tiên và Nhật Bản. Hoạt động này giúp đáp ứng nhu cầu tình cảm của những người thân nhớ nhung người đã khuất.

"Cho dù đó là vì khao khát và đền bù cho người đã khuất hay vì lợi ích riêng của họ, những người thực sự tìm kiếm sự an ủi và giải tỏa khỏi lo lắng chính là những người đang sống", Huang nói.

Tuy nhiên minh hôn cũng có nhiều mặt trái. Dù bị chính phủ Trung Quốc cấm nhưng tập tục 3.000 năm tuổi này vẫn tồn tại ở những vùng sâu vùng xa, đặc biệt ở miền bắc Trung Quốc. Xác chết và tro cốt của nhiều phụ nữ trẻ cũng trở thành một món hàng mua bán trong các cuộc minh hôn.

Năm 2016, một người đàn ông ở tỉnh Cam Túc đã sát hại hai phụ nữ mắc bệnh tâm thần và bán thi thể cho các cuộc minh hôn. Người này bị kết án tử hình vào năm 2021.

Tháng 11/2021, tro cốt của một cô gái nổi tiếng trên mạng ở tỉnh Sơn Đông đã bị nhân viên nhà tang lễ đánh cắp và bán cho một gia đình địa phương để tổ chức minh hôn.

Theo The Beijing News, thủ phạm trong các vụ việc này có thể kiếm được từ 50.000 đến 70.000 nhân dân tệ (7.000 - 10.000 USD). Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn hoạt động này. Bất cứ ai đánh cắp, hãm hiếp hoặc tiêu hủy xác chết đều có thể bị phạt tù tới ba năm.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Tục đàn ông 'ở cữ' tại Trung Quốc

Ở thời Trung Quốc cổ đại, phụ nữ sau khi sinh con thường quay trở lại làm việc ngay trong khi chồng sẽ là người có thời gian ở cữ, "hồi phục sau sinh".

Mai An

Bạn có thể quan tâm