Đồng hồ Patek Philippe có khả năng giữ giá tốt. Ảnh minh hoạ: Patek Philippe. |
Theo báo cáo sử dụng dữ liệu WatchCharts của ngân hàng đầu tư đa quốc gia Morgan Stanley, giá đồng hồ trên thị trường thứ cấp giảm 13% vào năm 2023.
Đây là sự sụt giảm lớn hơn so với năm 2022. Giá thành sản phẩm bắt đầu lao dốc từ tháng 4/2022 sau khi đạt mức cao ở quý I.
Nền kinh tế suy thoái trong năm qua được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này. Thị trường đồng hồ qua tay chỉ có thể “ấm lên” khi tình hình tài chính khởi sắc. Khả năng “nóng trở lại” của danh mục đầu tư này vẫn là dấu hỏi lớn, theo Bloomberg.
Patek Philippe được ghi nhận là thương hiệu đứng đầu trong danh sách nhãn hàng giữ giá trên thị trường đồng hồ qua tay. Ảnh: Patek Philippe. |
Mức tăng trưởng không quan trọng bằng khả năng giữ giá
Đối với một số thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sĩ lớn, các mẫu của nhãn hàng Audemars Piguet giảm 18% và cỗ máy thời gian đến từ Patek Philippe mất 15% giá trị trong năm qua.
Các nhà đầu tư chỉ có thể thu lời khi tìm được người mua với mức giá cao hơn. Tuy nhiên, khách hàng trên thị trường thứ cấp có xu hướng trả thấp hơn trong năm 2023.
Thị trường qua tay bùng nổ vào năm 2021 và hạ nhiệt trong năm 2022. Những người mua đồng hồ ở thời kỳ cao điểm đều phải chứng kiến khoản đầu tư của mình mất giá trong 7 quý liên tiếp.
Với báo cáo này, ngân hàng Morgan Stanley cũng tập trung nghiên cứu khả năng giữ giá của các cỗ máy thời gian. Đơn vị nghiên cứu tiến hành so sánh giá gốc và giá bán lại trên thị trường thứ cấp của các mẫu đến từ thương hiệu danh tiếng trong một khoảng thời gian nhất định.
Đối với các nhà đầu tư, các chỉ số này đặc biệt hữu ích, giúp họ đưa ra quyết định mua vào, bán ra hợp lý.
Patek Philippe là nhà sản xuất đứng đầu danh sách thương hiệu duy trì giá. Đồng hồ đã qua sử dụng của hãng được bán với mức giá trung bình cao hơn 39,4% so với giá bán lẻ.
Con số này ở Rolex là 20%. Trong khi đó, Audemars Piguet chỉ ghi nhận mức giá chênh lệch 14,4%. Trước đó, Audemars Piguet từng chứng kiến những mẫu Royal Oak bằng thép sở hữu giá thành trên thị trường thứ cấp cao gấp 4 lần giá niêm yết.
Rolex là một trong số các nhà sản xuất có giá bán đồng hồ đã qua sử dụng cao hơn giá niêm yết. Ảnh: Rolex. |
Một số mẫu Royal Oak của thương hiệu Audemars Piguet từng ghi nhận giá thành trên thị trường thứ cấp cao gấp 4 lần giá niêm yết. Ảnh: Audemars Piguet. |
Khó kiếm lời
Nhìn chung, Morgan Stanley đưa ra tổng kết cho cả 3 nhà sản xuất lớn. 68% mẫu Rolex, 48% mẫu Patek Philippe và 66% mẫu Audemars Piguet vẫn đang được bán lại với giá cao hơn giá bán lẻ.
Trong 3 hãng lớn, Patek Philippe Aquanaut là mẫu đồng hồ sở hữu mức chênh lệch cao nhất, tăng đến 80% khi được trao tay. GMT-Master của Rolex về nhì, sở hữu mức giá cao hơn 48,2% so với giá thành niêm yết.
Ngoài ra, mức chênh trung bình 46,4% được ghi nhận với các mẫu thuộc dòng Royal Oak của Audemars Piguet.
Tuy nhiên ngoài 3 “ông lớn”, các thương hiệu khác khó đem đến khoản đầu tư hấp dẫn trong giai đoạn này. Đồng hồ đến từ các nhãn hàng thuộc Swatch Group và Richemont đều ghi nhận mức giá trên thị trường qua tay thấp hơn giá niêm yết.
15 mẫu Overseas của nhãn hàng Thuỵ Sĩ Vacheron Constantin giảm 7% giá thành khi xuất hiện trên thị trường thứ cấp, khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Các mẫu Overseas của nhãn hàng Vacheron Constantin giảm trung bình 7% khi được sang tay sau khi sử dụng. Ảnh: Vacheron Constantin. |
Tái thương mại trong ngành thời trang
Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.