Weird Girl Aesthetic (Thẩm mỹ cô gái kỳ quặc) hiện được lan truyền nhiều trên các nền tảng mạng xã hội. Chủ tài khoản có tên Kaia Gerber tạo ra vấn đề gây bàn tán khi đặt câu hỏi: "Liệu chỉ có Bella Hadid mới mặc đẹp được phong cách này hay còn nhiều người khác nữa?". Người này cũng lấy hình ảnh những cô gái mặc váy mini, chi tiết bèo nhún, mảnh dệt kim. Họ kết hợp chúng với nhau không theo quy tắc nào. Điều này khiến nhiều người nghĩ nó là phản thời trang, các cô gái đang cố gắng để trông xấu xí. Từ đó, Refinery29 có bài "Giải mã Weird Girl Aesthetic". Ảnh: Fashionmagazine. |
Theo các chuyên gia, sự bùng nổ của thẩm mỹ “cô gái kỳ quặc” là tất yếu khi phong cách những năm 1990 và đầu những năm 2000 đang “thống trị” khắp nơi. Khi mọi người đang thử style cottagecore, fetishcore đến clowncore và angelcore, phong cách này lại là sự kết hợp của tất cả chúng cùng lúc. Ảnh: gremlita. |
Những món đồ phổ biến của phong cách này là mũ len dệt kim cầu vồng, áo khoác bomber quá khổ, tất cao đến đầu gối, váy mini siêu nhỏ, áo thun baby kết hợp với váy kẻ sọc, túi họa tiết da báo, kẹp nơ và vòng cổ choker đính hạt. Đến nay, xu hướng này nhận được 145 triệu lượt xem trên nền tảng tạo video. Ảnh: Vogue. |
Theo Vogue, thẩm mỹ này cũng là một sản phẩm của thời đại Y2K. “Cô gái kỳ quặc” bị ảnh hưởng bởi thời trang harajuku - phong cách pha trộn nhiều nền văn hóa phụ trong thời trang Nhật Bản. Chúng gắn liền với thẩm mỹ hyperfeminine và được củng cố trong nền văn hóa đại chúng toàn cầu nhờ các ấn phẩm như Fruits. Ảnh: annagolkayepez. |
Hiện tại, Marc Jacobs cũng nắm bắt xu hướng khi cho ra mắt chiếc áo thun trẻ em được sơn xịt, giày bốt chunky, váy vải tuyn. Tuy nhiên, các yếu tố của xu hướng này có sự biến tấu so với phong cách Harajuku. Bởi bên cạnh chu kỳ tuần hoàn của thời trang, nó còn bắt nguồn từ thực tế đại dịch hai năm qua. Sau dịch, người trẻ muốn mua đồ cổ và tiết kiệm. Đan móc áo, mũ và áo khoác trở thành thú tiêu khiển phổ biến. Ảnh: gremlita. |
Tie-dye - bản in ảo giác đặc trưng của những năm 1990 và đầu những năm 2000 - đã có sự trở lại mạnh mẽ khi nhiều người cảm thấy buồn chán trong thời gian khóa cửa. Họ tự nhuộm áo như cách để giải tỏa căng thẳng. Ngoài ra, thời trang giả tưởng cũng đã phát triển với các thương hiệu như Selkie, Teuta Matoshi và Lirika Matoshi. Tiếp đến là thời trang Victoria, cottagecore, fetishcore được đón nhận. “Hết thẩm mỹ này đến thẩm mỹ khác trở thành chìa khóa để đối phó với một thế giới rối ren”, chuyên gia nhận định. Ảnh: Fruits. |
Xu hướng này cũng bị ảnh hưởng bởi sự quay trở lại của chủ nghĩa tối đa trong thời trang sau khi style giản dị và trung tính “làm chủ”. Nhiều người thắc mắc về cái tên “kỳ quặc”. Theo nhà sáng tạo thời trang Mosley, đây là cách mọi người đặt tên khi họ không quen với việc nhìn thấy ai đó ăn mặc quá lòe loẹt, kết hợp nhiều thứ. Một số người sáng tạo cho rằng cái tên này bỏ qua gốc rễ của xu hướng và có ý xúc phạm. Thay vào đó, họ gợi ý nên đổi thành “Fruits Girl Aesthetic”. |