PGS TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: VNUHCM. |
Ngày 5/7, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đã ký quyết định về việc chỉ định ban giám hiệu lâm thời Đại học Khoa học Sức khỏe. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ban giám hiệu lâm thời của Đại học Khoa học sức khỏe gồm 4 thành viên, trong đó PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, kiêm chức vụ hiệu trưởng nhà trường.
Ba phó hiệu trưởng mới gồm GS.TS.DS Lê Minh Trí, GS.TS.BS Trần Quyết Tiến và ThS Nguyễn Hoàng Dũng. Ba vị này từng là phó trưởng khoa Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM (tiền thân của Đại học Khoa học Sức khỏe).
Theo quyết định, ban giám hiệu lâm thời Đại học Khoa học Sức khỏe sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật cho đến khi có quyết định mới.
Trước đó, ngày 3/6, Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập Đại học Khoa học Sức khỏe trên cơ sở khoa Y, trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM.
Theo quyết định thành lập, Đại học Khoa học Sức khỏe là cơ sở giáo dục đại học công lập có trụ sở đặt tại tỉnh Bình Dương, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Khoa Y được thành lập vào năm 2009, là cơ sở đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe, theo mô hình trường học - bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đại học Quốc gia TP.HCM cũng dự kiến khởi công xây dựng 3 tòa nhà, tổng diện tích sàn là 33.400 m2 để đáp ứng quy mô đào tạo khoảng 3.000 sinh viên của trường.
Năm ngành học đang được đào tạo là: Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền và Điều dưỡng. Đến nay, khoa Y đã có 8 khóa tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, 3 khóa tốt nghiệp Dược sĩ với khoảng 1.000 người làm việc trong hệ thống y tế.
Năm 2024, Đại học Khoa học Sức khỏe tuyển hơn 500 sinh viên. Nhà trường tuyển sinh theo 9 phương thức dựa theo điểm thi, điểm đánh giá năng lực, điểm học tập THPT, kết quả các kỳ thi quốc tế và kết quả học đại học ngành gần.
Mới đây, trường đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển 8 phương thức xét tuyển sớm. Trong đó, ngành Y khoa có điểm chuẩn cao nhất trong tất cả phương thức.
- Điểm chuẩn xét theo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức dao động 746-943;
- Phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 có điểm chuẩn dao động 73-87;
- Phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi nhất trường THPT theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM có điểm chuẩn dao động 82,7-88,1;
- Điểm chuẩn xét kết hợp kết quả thi đánh giá năng lực 2024 và kết quả học tập THPT dao động 785,8-991,2;
- Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế (SAT, ACT, IB, OSSD, A-level hoặc tương đương) có điểm chuẩn dao động 84,38-91,25;
- Phương thức xét tuyển thí sinh tốt nghiệp đại học ngành gần vào ngành Y khoa có điểm chuẩn là 80,8 điểm (điểm xét tuyển là điểm trung bình tích lũy tốt nghiệp đại học theo thang điểm 100);
- Phương thức xét học bạ kết hợp văn bằng, chứng nhận chuyên môn ngành Y học cổ truyền có điểm chuẩn 78,1 (xét tổng điểm 3 môn Toán, Hóa, Sinh trong 3 năm lớp 10, 11, 12).
Thí sinh xem điểm chuẩn cụ thể tại đây.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.