Trẻ ở độ tuổi nào dễ bị say xe?
Trẻ em từ 2-12 tuổi có xu hướng dễ bị say xe hơn những người khác. Nó hiếm khi xảy ra với trẻ dưới 2 tuổi. |
Dấu hiệu cảnh báo trẻ sắp bị say xe?
Đột ngột mệt mỏi, ra mồ hôi, đau đầu, mặt nhợt nhạt là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo trẻ chuẩn bị say xe. Phát hiện sớm để ngăn chặn kịp thời cơn say xe của bé, tránh để bé nôn mửa, gây mất nước. |
Yếu tố nào kích thích cơn say xe của trẻ?
Theo Parents, hình ảnh từ phim, trò chơi video, thậm chí cả đọc sách tạo ra sự kích thích quá mức có thể gây nhầm lẫn cho nhận thức của trẻ về chuyển động, dẫn đến say xe. Tốt hơn là bạn nên cho trẻ nghe âm thanh để giúp trẻ ngồi yên. |
Trẻ đùa giỡn, chạy nhảy trên xe sẽ đỡ say xe hơn vì chúng sẽ quên cảm giác say xe.
Trái lại, bạn cần giảm thiểu các hoạt động thể chất của trẻ khi ngồi trên xe vì chúng càng làm tăng thêm cơn buồn nôn. Khuyến khích trẻ nhắm mắt, dựa vào người bạn hoặc nằm xuống. |
Bạn nên mở cửa ôtô khi trẻ bị say xe.
Mở cửa tiếp xúc với không khí trong lành bên ngoài cũng có thể giúp ngăn ngừa say xe. Bạn nên đảm bảo không khí mát được lưu thông, tránh quá bí bách, ngột ngạt trên xe. |
Bố mẹ bồn chồn, lo lắng trước khi lên xe cũng ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến việc say xe hay không, cho nên bố mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu bạn bồn chồn, lo lắng trẻ cũng sẽ trở nên như vậy. Hãy nói chuyện với bé về chuyến đi sắp tới để bé chuẩn bị tâm lý và không bị sốc khi di chuyển, bé sẽ quen dần với sự mệt mỏi trước chuyến đi của mình. |
Chỗ ngồi nào có tác dụng ngăn ngừa say xe cho bé?
Vị trí giữa xe ôtô là nơi bé sẽ trải qua ít chuyển động nhất. Trên tàu hỏa, chọn ghế ngồi quay về phía trước và trên xe bus, thuyền hoặc máy bay, chọn ghế ngồi ở cửa sổ. Tránh ngồi phía sau vì đó là nơi ồn ào nhất. |
Thực phẩm có thể gây say xe cho trẻ?
Nước ngọt và đồ uống có ga có thể gây kích thích dạ dày, càng dễ gây say xe hơn. |
Bạc hà hoặc gừng có thể giúp giảm say xe cho trẻ.
Uống một chút trà bạc hà/ gừng hoặc ngậm kẹo có vị này có thể làm dịu cơn đau bụng, buồn nôn của trẻ. Tinh dầu gừng cũng có hiệu quả. Cho trẻ ngửi nó trước khi lên xe, sau đó cứ 15 phút lại ngửi một lần. |