Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giáo dục khai phóng không xuất phát từ phương Tây

Mặc dù phổ biến ở Mỹ, giáo dục khai phóng lại được cho là có nhiều nét tương đồng với hệ thống giáo dục một số quốc gia cổ đại phương Đông.

Thuật ngữ liberal arts trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Latin artes Liberales, nhưng La Mã hay Hy Lạp cổ đại không phải là cái nôi sinh ra phương pháp giáo dục này.

Theo ông Kyaw Moe Tun, Chủ tịch của Đại học Parami (Washington D.C., Mỹ), triết lý chính đằng sau nền giáo dục khai phóng của người Hy Lạp là giải phóng tâm trí, thấm nhuần kỹ năng và nhận thức toàn diện cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ công dân.

Theo nghĩa đó, giáo dục khai phóng được dịch tốt nhất là “kỹ năng/môn học cho một người tự do”. Sinh viên được yêu cầu học 7 môn giáo dục khai phóng bao gồm số học, hình học, âm nhạc, thiên văn học, ngữ pháp, hùng biện và logic.

giao duc khai phong anh 1

Sinh viên theo học các trường khai phóng được yêu cầu học 7 môn gồm số học, hình học, âm nhạc, thiên văn học, ngữ pháp, hùng biện và logic. Ảnh: Pexels.

Các nhà giáo dục Mỹ thời kỳ đầu đã áp dụng triết lý tương tự. Các chương trình đào tạo cử nhân của Mỹ vẫn cố gắng cung cấp cho sinh viên sự hiểu biết rộng rãi về cách thế giới vận hành. Mỗi sinh viên thường được yêu cầu tham gia một số khóa học tối thiểu nhất định trong các ngành khác nhau, bao gồm nghệ thuật, nhân văn, khoa học xã hội và khoa học, bất kể họ lựa chọn chuyên ngành nào.

Phương pháp giáo dục này giống một số hệ thống giáo dục của vài quốc gia phương Đông cổ đại. Ở thời kỳ này, người xưa cũng hy vọng có thể giáo dục công dân của mình thành những người toàn diện.

Hệ thống giáo dục đại học cổ đại của Trung Quốc từ triều đại nhà Chu (1046 TCN-256 TCN) được phát triển bởi Khổng Tử hướng con người đến "lục nghệ" bao gồm lễ nghĩa, âm nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, thư pháp và toán học.

Đây là thước đo con người trong thời kỳ cổ đại. Những người xuất sắc lục nghệ sẽ được coi là hoàn hảo. Theo ông Kyaw, ở thời điểm đó, con người phải toàn diện mới có thể trở thành nhà lãnh đạo có uy trong bộ máy nhà nước Trung Quốc cổ đại.

Một ví dụ khác về nền giáo dục khai phóng tại các quốc gia cổ đại phương Đông là hệ thống giáo dục cổ đại ở tiểu lục địa Ấn Độ.

Đại học tu viện Nalanda, di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), phát triển dưới thời Đế chế Gupta (đầu thế kỷ IV đến cuối thế kỷ VI) và được coi là trường đại học có quy hoạch đầu tiên trên thế giới.

Tổ chức này ảnh hưởng bởi kinh Vệ đà, hướng tới giáo dục và phát triển các cá nhân toàn diện, nhấn mạnh vào sự tự lực, hình thành và phát triển tính cách, thể chất và tinh thần của các cá nhân, đặc biệt tập trung giáo dục họ làm tròn nghĩa vụ công dân.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Các sở và nhà trường cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo các thành viên trong nhà trường thực hiện nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm