Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giới nhà giàu kéo đến 'Hawaii của Trung Quốc'

Chưa thể đi nước ngoài thoải mái, người tiêu dùng giàu có ở xứ tỷ dân đến đảo Hải Nam nghỉ dưỡng và vung tay mua sắm đồ xa xỉ, theo CNBC.

Đại dịch Covid-19 làm tê liệt ngành du lịch ở nhiều nơi nhưng lại là tín hiệu tích cực cho hòn đảo này. Trong vòng 2 năm qua, "Hawaii của Trung Quốc" nổi lên như địa điểm cho những vị khách thượng lưu trong nước, dư dả tiền bạc.

Các cửa hàng miễn thuế, đồ hiệu trên hòn đảo thu về nguồn lợi khổng lồ từ những nhóm khách tạm thời chưa thể ra nước ngoài mua sắm như trước. Trong đó, thành phố Tam Á trên đảo là điểm đến hấp dẫn nhất khi đây là một trong những nơi quy tụ nhiều khu du lịch cao cấp ở Trung Quốc.

Gioi thuong luu keo den 'Hawaii cua Trung Quoc' anh 1

Không thể đi du lịch thoải mái như trước, nhà giàu Trung Quốc đổ tiền vào túi xách, giày dép hàng hiệu tại chính những cửa hàng trong nước. Đảo Hải Nam là nơi họ đang kéo đến để thỏa mãn nhu cầu này. Ảnh: Jing Daily.

Từ lâu, Trung Quốc đã đặt nhiều hy vọng vào lượng khách du lịch quốc tế đến đảo Hải Nam. Năm 2009, chính phủ nước này ban hành kế hoạch biến hòn đảo thành điểm đến du lịch đáng mơ ước vào năm 2020.

Vào tháng 12 năm ngoái, hòn đảo này ghi nhận 9,5 triệu lượt khách - mức kỷ lục chưa từng có. Đến thời điểm Tết Nguyên đán vừa qua, lượng khách trong nước đến đảo tiếp tục tăng vọt.

Gần nhất, dịp tuần lễ vàng Quốc khánh 1/10, hòn đảo vẫn tiếp tục thu hút du khách đến chi tiêu hàng xa xỉ.

Theo truyền thông nhà nước, doanh số bán hàng tại 9 cửa hàng miễn thuế ở đảo Hải Nam đạt gần 1,64 tỷ nhân dân tệ (252,3 triệu USD) trong tuần lễ vàng Quốc khánh vào đầu tháng 10.

Báo cáo cho biết tỷ lệ tăng 75% so với cùng kỳ năm 2020 và gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Gioi thuong luu keo den 'Hawaii cua Trung Quoc' anh 2

Đảo Hải Nam hưởng lợi lớn từ nhóm khách thượng lưu Trung Quốc chưa thể đi du lịch nước ngoài. Ảnh: Stheadline.

"Rất ít điểm đến của Trung Quốc được hưởng lợi trực tiếp từ sự tê liệt của du lịch nước ngoài như Hải Nam", theo báo cáo của nền tảng trực tuyến Jing Culture and Commerce.

Tại kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc năm nay, đại dịch Covid-19 vẫn phủ bóng mối lo virus lây lan. Theo truyền thống, tuần lễ vàng đầu tháng 10 là thời điểm cao điểm người dân đi du lịch vì thời gian nghỉ lễ kéo dài thứ hai trong năm, sau Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách phòng dịch Zero Covid-19 đồng nghĩa với các hạn chế đi lại vẫn được áp dụng. Tại Bắc Kinh, nhiều trường học khuyến khích sinh viên, giáo viên không rời khỏi thủ đô trong kỳ nghỉ lễ.

Chi tiêu cho du lịch trong dịp này năm nay ở mức 389,1 tỷ nhân dân tệ, chỉ bằng khoảng 60% so với năm 2019 và giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2020, theo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc.

Ước tính, có khoảng 515 triệu lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần, bằng 70% so với năm 2019 và giảm 1,5% so với năm 2020.

Tính nữ độc hại

Bên cạnh sự rập khuôn cho tính nam trong xã hội như đàn ông phải mạnh mẽ, tính nữ cũng chịu những ràng buộc tương đương. Cả hai đều cho thấy sự thiếu linh hoạt ở vai trò giới.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm