Hái lộc là một trong những nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam vào dịp Tết. Ở đâu phong tục này cũng mang giá trị tinh thần lớn, mong đem về nhà chút lộc xuân của đất trời để cầu một năm an nhiên và may mắn. Tuy nhiên câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc rằng: Nếu không còn những mầm lộc trên cây, chúng ta sẽ hái lộc thế nào? Từ câu hỏi này, OMO đã khuyến khích mọi người tận hưởng Tết ý nghĩa hơn khi lan tỏa thông điệp tích cực để cùng nhau tận hưởng Tết xanh - “hái lộc bằng các gieo lộc” và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình.
Các bạn trẻ thích thú với hoạt động gieo lộc của OMO. |
Khi du xuân trên phố đi bộ, người dân thủ đô thích thú với hoạt động gieo lộc ngày Tết. Đây là cách để mang lại may mắn, khuyến khích mọi người trồng cây thay vì xin cây, ngắt cành để lấy lộc. Đây được xem như một tín hiệu đáng mừng, mở đầu cho thập kỷ khi văn hóa hái lộc đem lại lộc xuân thật sự cho đất trời.
Mỗi cây xanh được trồng mới đồng nghĩa bạn nhận được thêm nhiều lộc nữa. Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, Tết trồng cây gieo lộc thêm đáng nhớ và còn nhiều điều may mắn đến cộng đồng, môi trường và tương lai xanh.
Trên phố đi bộ, cây vạn lộc lan tỏa thông điệp ý nghĩa, vừa gìn giữ phong tục ngày Tết để đón may mắn, vừa giúp môi trường thêm xanh. |
Tham gia hoạt động, một bạn nhỏ đọc to thông điệp: “Chúng ta chỉ có 10 năm để trồng lại rừng, 10 năm để bảo tồn và nhân giống sinh vật, 10 năm để cứu bầu khí quyển, 10 năm để cứu đa dạng sinh học của Trái đất khỏi sự tuyệt chủng hàng loạt. 10 năm ấy bắt đầu từ ngày hôm nay, hoặc mãi mãi không bao giờ".
Cây sẽ cho lộc, và cây sẽ cho hoa
Cây sẽ cho chúng ta cả oxy để ngày ngày hít thở
Vậy nên, bạn đừng ngại lấm bẩn, khởi đầu Tết trồng cây cho một thiên niên kỷ thật xanh và trong lành.
Các bạn trẻ thích suy ngẫm về ý nghĩa thông điệp của hoạt động. |
Mùa xuân là Tết trồng cây, gieo lộc để mang lại may mắn, góp phần bảo vệ môi trường. Năm mới, OMO khuyến khích chẳng ngại lấm bẩn để cùng đón Tết xanh, gieo lộc Tết để đón năm mới nhiều ý nghĩa.
Bình luận