Phần lớn những người sinh sau năm 2000 sử dụng AI "gần như mỗi ngày". Ảnh minh họa: Labelhood. |
Nghiên cứu do Just So Soul, viện nghiên cứu thuộc Soul, ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc với hơn 40 triệu người dùng mỗi tháng, đã thăm dò ý kiến của gần 3.500 người trẻ Trung Quốc về quan điểm của họ đối với AI.
Kết quả cho thấy hơn 60% số người được hỏi cho biết họ "thích" hoặc "yêu" AI, trong khi chưa đến 3% nói rằng họ "không thích" hoặc "ghét" công nghệ này.
Khảo sát cũng chỉ ra giới trẻ Trung Quốc là những người thường xuyên sử dụng các sản phẩm AI. Chỉ 4,8% số người được hỏi cho biết họ chưa bao giờ sử dụng AI, trong khi hơn 90% nói rằng họ đã từng sử dụng công cụ cho nhiều mục đích, Sixth Tone đưa tin.
Khác với sự hoài nghi về AI đang phổ biến ở phương Tây, giới trẻ Trung Quốc có thái độ tích cực đến công nghệ này. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels. |
Thế hệ sinh sau năm 2000 đang dẫn đầu xu hướng sử dụng AI để kiếm tiền tại Trung Quốc. Khảo sát cho thấy 18% những người được hỏi thuộc thế hệ này cho biết họ sử dụng AI "gần như mỗi ngày", với các công cụ tạo văn bản như ChatGPT là sản phẩm phổ biến nhất.
Hơn một nửa số người trẻ được khảo sát cho biết họ đã hoặc có kế hoạch sử dụng AI để kiếm tiền. Những người đã có thu nhập từ AI thường làm việc trong các lĩnh vực như quảng cáo, truyền thông và nghệ thuật.
Trước tình trạng các sản phẩm AI nước ngoài không dễ tiếp cận tại Trung Quốc, một "chợ đen" đã nhanh chóng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu này.
Từ năm 2022, các nhà cung cấp đã bắt đầu chia sẻ mã mời cho các nền tảng AI đang thử nghiệm.
Trên Xianyu, sàn thương mại điện tử của Alibaba, người dùng cung cấp dịch vụ tạo hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng bằng các công cụ như Midjourney với giá chỉ vài USD.
Họa sĩ minh họa Yang Qian chia sẻ với truyền thông rằng cô đã bắt đầu cung cấp dịch vụ tạo hình ảnh bằng AI từ năm 2022 và nhận được đơn hàng đầu tiên từ một công ty mỹ phẩm chỉ 1 tháng sau đó.
Gen Z Trung Quốc đang trò chuyện với bạn trai ảo. Ảnh: Jarrod Fankhauser/ABC News. |
Bên cạnh việc sử dụng AI để kiếm tiền, giới trẻ Trung Quốc có thái độ cởi mở khi việc giao tiếp với AI. Khoảng 1/3 số người được hỏi cho biết họ sẵn sàng kết bạn với một chatbot AI.
"Đây là một phát hiện đáng ngạc nhiên. Điều này cho thấy mạng xã hội của chúng ta không chỉ giới hạn ở việc trò chuyện với người thật, mà chúng ta còn có thể tìm thấy sự đồng hành về mặt cảm xúc thông qua AI", Just So Soul nhận định trong báo cáo.
Việc giao tiếp dễ dàng với AI được giới trẻ đưa lý do là chatbot AI không khiến họ cảm thấy ngại ngùng, phản hồi nhanh chóng và sẵn sàng trò chuyện về bất cứ điều gì.
Trừ 8% số người được hỏi phản đối, đa số người trẻ Trung Quốc đồng ý rằng AI giúp ích trong việc xua tan đi nỗi cô đơn giữa người với người.
Xiaoice, bạn gái AI do Microsoft phát triển, đã thu hút hàng triệu người dùng. Các dịch vụ cung cấp khả năng tái hiện người thân đã khuất dưới dạng "griefbot" (chỉ các chatbot AI được thiết kế để mô phỏng người thân đã qua đời) cũng lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng Trung Quốc.
Công cụ chatbox Xiaoice được nhiều người dùng Trung Quốc yêu thích. Ảnh: Xiaoice. |
Lý do khiến chúng ta thích tích trữ sách
Bất chấp sự ra đời của sách nói và sách điện tử, sách bìa cứng và bìa mềm vẫn tiếp tục tràn ngập thị trường dành cho những độc giả thích giao diện sách giấy. Trọng lượng khi cầm trên tay và cảm giác được lật giờ từng trang khiến họ thích thú. Với những người yêu sách, việc phải vứt bỏ một cuốn là chuyện đau lòng, dù họ đã đọc xong và biết rằng không bao giờ lật ra một lần nào nữa, theo Washington Post.