Giọng nói của bạn khi nghe lại trong bản ghi âm rất khác so với lúc nói chuyện bình thường, là do:
Hẳn ai cũng từng cảm thấy bối rối và kỳ quặc khi nghe lại giọng chính mình trong một bản ghi âm lần đầu tiên. Đó là do khi chúng ta nói, âm thanh do chúng ta tạo ra vang vọng trong hộp sọ và làm rung màng nhĩ theo một cách khác so với khi chúng ta nghe người khác nói. Ảnh: Bruce Mars |
Ở tuổi dậy thì, giới tính nào có giọng trầm hơn?
Trong thời kỳ dậy thì, cả hai giới đều tiết ra hormone làm dây thanh quản dài hơn và dày hơn, khiến giọng nói trở nên trầm hơn. Ảnh: Jessica Lewis |
Sau tuổi 60, giọng nói của chúng ta nghe khác đi là do:
Người già thường nói không rõ ràng, run run và cao độ cũng thay đổi. Giọng đàn ông thường trở nên cao hơn do dây thanh quản của họ cứng hơn và mỏng hơn. Trong khi đó, giọng phụ nữ thường trầm hơn sau thời kỳ mãn kinh vì nồng độ estrogen giảm, testosterone tăng. Ảnh: Pinterest |
Thông thường, đàn ông thích phụ nữ có giọng:
Đó là do phụ nữ có giọng cao thường là dấu hiệu của tuổi trẻ và sức khỏe. Trong khi đó, phụ nữ thường thích đàn ông có giọng trầm bởi đó có thể là dấu hiệu của một cơ thể cường tráng. Tuy nhiên, phụ nữ không thích đàn ông có giọng quá trầm, vượt ra ngoài quãng thông thường. Giọng quá trầm thường tạo cảm giác không tự nhiên và có thể là giọng bị hỏng. Ảnh: Freestock |
Bạn dễ dàng nhận ra giọng nói của một người bạn dù đã nhiều năm không gặp hơn là giọng nói của một người dẫn chương trình quen thuộc.
Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng trên thực tế, chúng ta sử dụng một phần não để xử lý âm thanh và một phần để nhận diện gương mặt đi kèm với giọng nói, ngay cả khi chúng ta chỉ nói chuyện với người đó qua điện thoại. Ảnh: RawPixel |
Uống nước nghĩa là bạn đang phủ vỏ bọc cho dây thanh quản, giúp chúng khỏe mạnh và có độ ẩm cần thiết?
Các dạng chất lỏng được nạp vào cơ thể giúp cho cả cơ thể hoạt động đúng chức năng. Tuy nhiên, cơ thể chỉ hấp thụ nước qua ruột. Để có thể "phủ vỏ bọc" cho dây thanh quản, nước sẽ phải đi vào khí quản và sẽ khiến bạn bị sặc. Ảnh: Kaboompics |
Khi bị mất giọng, bạn nên:
Viêm thanh quản thường tự khỏi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là virus hoặc do bạn nói quá nhiều trong một thời gian ngắn. Hãy đi khám ngay nếu như tình trạng mất giọng kéo dài hơn 2 tuần hoặc nếu bạn ho ra máu hoặc gặp khó khăn khi thở, nuốt. Đây là những dấu hiệu của một vấn đề trầm trọng hơn mất giọng thông thường, chẳng hạn như trào ngược axit hay có u trên dây thanh quản. Ảnh: Gratisophy |
Giọng nói thay đổi là dấu hiệu thường thấy của bệnh Parkinson.
Hiện tượng này xảy ra với 90% số người mắc bệnh Parkinson. Giọng nói của bạn trở nên yếu ớt hoặc thậm chí mất giọng. Nguyên nhân được cho là não thay đổi gây khó khăn trong việc điều khiển dây thanh quản. Phần lớn người mắc bệnh Parkinson thường nói chậm hơn, trong khi đó, số còn lại - khoảng 10% - lại nói nhanh hơn. Ảnh: Lisa Fotios |