Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giữa lúc bị Tổng thống Trump đe dọa, Đại học Columbia thay hiệu trưởng

Theo thông báo ngày 28/3, bà Katrina Armstrong, Hiệu trưởng lâm thời của Đại học Columbia (Mỹ), sẽ từ chức.

Đại học Columbia bị chính quyền ông Trump dọa cắt 400 triệu USD tài trợ. Ảnh: Nytimes.

Bà Katrina Armstrong từ chức một tuần sau khi trường đại học chấp nhận một loạt yêu cầu từ Nhà Trắng.

Theo CNN, Đại học Columbia gần đây đã công bố một loạt các chính sách mới, bao gồm việc hạn chế các cuộc biểu tình, các quy trình kỷ luật mới và việc xem xét ngay lập tức chương trình giảng dạy về Trung Đông.

Những động thái này được cho là nhượng bộ sau khi Tổng thống Donald Trump rút lại 400 triệu USD tài trợ liên bang vì các cuộc biểu tình diễn ra trong khuôn viên trường.

"TS Armstrong đã đảm nhận vai trò hiệu trưởng lâm thời vào thời điểm trường đại học trải qua nhiều biến động. Bà đã cống hiến hết mình để phục vụ lợi ích của cộng đồng trường", David J. Greenwald, Chủ tịch hội đồng trường, cho biết.

Theo thông báo từ trường đại học, bà Claire Shipman, đồng Chủ tịch hội đồng trường, đã được bổ nhiệm làm quyền hiệu trưởng cho đến khi hội đồng hoàn thành quá trình tìm kiếm hiệu trưởng chính thức.

Shipman là thành viên hội đồng quản trị từ năm 2013. Bà là một nhà báo, đồng thời có bằng sau đại học từ chính Đại học Columbia.

Theo New York Times, chính phủ liên bang đang đe dọa cắt giảm hàng tỷ đô la tài trợ cho các trường đại học trên toàn quốc, nhiều trường trong số đó đang phải đối mặt với các cuộc điều tra từ các cơ quan khác nhau, từ Bộ Tư pháp đến Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Tuy nhiên, cách trừng phạt các trường đại học của chính quyền Trump diễn ra gay gắt nhất tại Đại học Columbia.

Trường đại học này vốn là trung tâm của phong trào biểu tình trong khuôn viên trường vào mùa xuân năm ngoái nhằm chống lại cuộc chiến ở Gaza. Họ đã trải qua nhiều tháng đối mặt với những cáo buộc dung túng hành vi bài Do Thái, cho phép tình trạng vô luật pháp thống trị và kìm hãm quyền tự do ngôn luận học thuật và chính trị.

Chính quyền Trump đã đe dọa cắt hàng trăm triệu đô la tiền hỗ trợ. Số tiền này chiếm khoảng 1/5 doanh thu hoạt động của Đại học Columbia.

Điều này tạo ra một mối đe dọa lớn đối với trường. Chính phủ tuyên bố họ chỉ xem xét khôi phục các khoản tài trợ nếu Đại học Columbia chấp nhận một loạt các yêu cầu.

Tuần trước, TS Armstrong buộc phải thông báo rằng Đại học Columbia đã chấp nhận các yêu cầu của chính phủ.

Trong số các biện pháp được đưa ra, Đại học Columbia tuyên bố sẽ có 36 nhân viên an ninh khuôn viên trường có quyền bắt giữ. Sự thay đổi này có tác động lớn tại một trường đại học nổi tiếng với các hoạt động biểu tình và mối quan hệ căng thẳng với cơ quan thực thi pháp luật.

Trường cũng tuyên bố sẽ thông qua một định nghĩa chính thức về chủ nghĩa bài Do Thái, xem xét lại chính sách tuyển sinh. Đặc biệt là áp đặt sự giám sát mới lên khoa Nghiên cứu Trung Đông, Nam Á và châu Phi. Điều này khiến các giáo sư quan tâm đến tự do học thuật lo ngại.

Trường Columbia khẳng định họ đã có ý định thực hiện một số yêu cầu của chính phủ, nhưng quyết định cuối cùng của họ vẫn bị chỉ trích gay gắt. Các lãnh đạo trong ngành giáo dục đại học lo ngại rằng việc trường không kiện chính phủ (điều mà nhiều người cho là có cơ hội thành công) sẽ khiến chính phủ tiếp tục can thiệp vào các trường đại học khác.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Chông gai đầu tiên của ông Trump sau khi ký lệnh xóa sổ Bộ Giáo dục

Sau khi lên kế hoạch xóa sổ Bộ Giáo dục Mỹ và chính thức ký sắc lệnh vào ngày 20/3, ông Trump đối mặt với thách thức pháp lý đầu tiên.

Phương Lam

Bạn có thể quan tâm