Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giun đũa chó làm tổ trong não gần 1 năm

Đau đầu dữ dội kèm theo sốt cao, đặc biệt là về buổi chiều là triệu chứng của một người đàn ông bị nhiễm giun đũa chó.

- Gần một năm nay, chồng tôi bị nhức đầu dữ dội, đặc biệt là vào buổi chiều, thường kèm theo biểu hiện sốt cao. Anh đã đến nhiều viện để khám và nghi bị nhiễm giun sán chó. Bệnh này điều trị bằng cách nào?

Đốt sán bò ra từ cơ thể - bệnh nguy hiểm không ngờ tới

"Tôi thường thấy những đốt sán bò ra từ hậu môn, vậy đây là bệnh gì?"


Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, phòng khám quốc tế Ánh Nga, TP.HCM, chuyên khoa ký sinh trùng tư vấn:

- Bệnh sán chó (hay còn có tên là sán kim) tên khoa học là Echinococcus granulosus, còn bệnh giun đũa chó có tên khoa học là Toxocara spp. Hai bệnh này hoàn toàn khác nhau về triệu chứng lâm sàng cũng như điều trị.

Hình ảnh sán chó (bên trái) và giun đũa chó (bên phải) - Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Bệnh sán chó điều trị chủ yếu là phẫu thuật bóc tách nang, còn giun sán chó chủ yếu là uống thuốc đặc trị và một số thuốc phối hợp khác để tăng tác dụng hiệp đồng giúp thuốc ngấm tốt vào ấu trùng khiến chúng chết nhanh chóng. Sau một tháng điều trị cần tái khám, xét nghiệm lại để đánh giá kết quả điều trị. Ở Việt Nam chủ yếu là bị nhiễm bệnh giun đũa chó Toxocara spp.

Theo mô tả, tôi nghĩ chồng bạn bị bệnh giun đũa chó Toxocara spp với hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng và cụ thể là đến não bởi có triệu chứng đau đầu. Ấu trùng di chuyển đến não là biến chứng nặng nhất của bệnh. Như đã nói ở trên bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhờ uống đúng thuốc. Bạn cần đưa chồng đến cơ sở chuyên khoa ký sinh trùng để chữa bệnh tránh tai biến nặng nề.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh đã chia sẻ những kiến thức cơ bản về bệnh giun đũa chó:

Bệnh giun đũa chó mèo là gì?

Toxocara spp là giun tròn ký sinh trong ruột non của chó và mèo bệnh gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Giun cái trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân của chó hoặc mèo ra ngoài ngoại cảnh và phát triển thành ấu trùng. Sau đó lây nhiễm cho con người chủ yếu qua đường tiêu hóa số ít có thể qua da. Trong tất cả các trường hợp nhiễm Toxocara spp trứng đều nở trong ruột và ấu trùng chui qua thành ruột non theo đường máu, di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, tim, mắt, não và các mô khác.

Cơ chế lây nhiễm

Ở người chủ yếu là nhiễn Toxocariasis ascarid chó (T. canis), tỷ lệ nhiễm Toxocara ascarid mèo ít hơn, (T.Cati). Khi bị nhiễm, toxocara spp thường di chuyển qua mô và gây ra phản ứng nghiêm trọng tại những vị trí chúng đi qua, gây tăng bạch cầu ái toan và hình thành u hạt hoặc áp xe bạch cầu ái toan. Các bệnh liên quan được gọi là ấu trùng di chuyển nội tạng (VLM) hoặc ấu trùng di chuyển mắt trong các trường hợp liên quan đến mắt.

Triệu chứng

Hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng và được chẩn đoán qua xét nghiệm Elisa dương tính với toxocara và bạch cầu ái toan tăng. Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng như ngứa da, gan to, đau bụng hoặc khó chịu và có thể ho và khó thở liên quan đến phổi.

Điều trị

Tùy vào hiệu giá kháng thể, có hay không có triệu chứng lâm sàng như ngứa da, nổi mề cùng với kết quả siêu âm hay chụp CT sẽ có phương pháp điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân

Thuốc được sử dụng: Thiabendazole, Dietylcarbamazine, Albendazole và các thuốc ngoài da, dị ứng, trợ gan, nâng cao thể trạng.

Phòng bệnh

Bệnh không lây từ người sang người nên biện pháp phòng tránh chủ yếu là: hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, đặc biệt là chó mèo con như ôm hôn, bồng, bế, vệ sinh môi trường không để chó mèo phóng bế bừa bãi, ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, không đi chân đất.

A.H (ghi)

Bạn có thể quan tâm