Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giúp giáo viên thực hiện tốt dạy học phân hóa

Dạy học phân hóa là dạy theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có.

Đặc điểm của dạy học phân hóa (DHPH) là phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập.

Theo giảng viên Nguyễn Thị Ngọc Linh và Trần Thị Nâu (ĐH sư phạm TP Hồ Chí Minh), dạy học phân hóa được tổ chức dưới các hình thức như:

Phân hóa theo hứng thú, phân hóa theo sự nhận thức, phân hóa giờ học theo học lực, phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học.

Vì vậy, dạy học phân hóa phải tạo dựng môi trường từ lớp dưới để những học sinh có năng khiếu nào thì có cơ hội phát triển năng khiếu, sở trường đó.

day hoc phan hoa anh 1
 

Hai giảng viên cho rằng, đối với dạy học phân hóa, giáo viên cần hiểu rõ đối tượng giáo dục. Từ năng lực hiểu đối tượng giáo dục, giáo viên cần có một năng lực quan trọng là thiết kế công cụ dạy học. Đó là hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, bài kiểm tra .. phù hợp với từng đối tượng học sinh và thể hiện được sự phân hóa.

Những công cụ ấy phải vừa đảm bảo được mục đích chung là giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản vừa phù hợp với nhận thức và học lực của từng đối tượng học sinh để góp phần phân hóa được đối tượng học sinh.

Năng lực thiết kế công cụ dạy học đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững, hiểu sâu đối tượng học sinh. Đồng thời, giáo viên cần dành nhiều thời gian, công sức đầu tư trong việc lựa chọn và thiết kế công cụ dạy học.

Năng lực thứ hai giáo viên cần có trong dạy học phân hóa là năng lực sáng tạo. Sáng tạo trong cách dạy, sáng tạo trong lựa chọn phương pháp, công cụ, tổ chức hoạt động, sáng tạo trong cách đánh giá... là một trong những năng lực quan trọng của người giáo viên.

Cùng một phương pháp dạy học, nội dung dạy học nhưng giáo viên cần có sự tổ chức hợp lý để đạt được mục đích phân hóa đối tượng học sinh mà không làm học sinh yếu kém phải tự ti, mặc cảm hay học sinh khá giỏi trở nên tự cao, tự đại. Đó là nghệ thuật giảng dạy của giáo viên.

Như vậy, dạy học phân hóa đòi hỏi giáo viên phải có tâm và phải phát hiện được năng khiếu của mọi học sinh. Để tổ chức dạy học phân hóa thành công, giáo viên cần tạo mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, giữa trò và trò để giúp học sinh cởi mở, tự tin hơn.

Trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, đặc biệt là giáo dục, con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả đạt được. Vì vậy, để dạy học phân hóa cũng như dạy học tích hợp đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải nhạy bén, năng động, sáng tạo, có ý chí, nghị lực và không ngừng phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mà ngành giáo dục đặt ra.

Năng lực của giáo viên phải phát triển tỉ lệ thuận với quá trình phát triển của xã hội, có như thế chất lượng của nền giáo dục nước ta mới ngày càng nâng cao.

8,6% học sinh Hà Nội thi Lịch sử xét tuyển vào đại học

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố số liệu thống kê học sinh lớp 12 của thành phố đăng ký dự thi các môn và mục đích dự thi THPT quốc gia năm 2016.

http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/giup-giao-vien-thuc-hien-tot-day-hoc-phan-hoa-1693325-v.html

Theo Hải Bình/Giáo dục & Thời đại

Bạn có thể quan tâm