Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Google tôn vinh bác sĩ phát hiện lợi ích y tế của việc rửa tay

Hôm nay, Google Doodle tôn vinh bác sĩ được xem là "cha đẻ" của phương pháp kiểm soát lây nhiễm.

‘cha de’ cua phuong phap kiem soat lay nhiem anh 1

1. Bác sĩ nào là “cha đẻ” của phương pháp kiểm soát lây nhiễm?

  • Louis Pasteur
  • Joseph Lister
  • Ignaz Semmelweis
  • Hippocrates

Ignaz Semmelweis sinh ngày 1/7/1818 tại Hungary. Ông tốt nghiệp thạc sĩ ngành hộ lý, sau đó đạt học vị tiến sĩ tại ĐH Vienna. Ngày 20/3, ông được tưởng nhớ như “cha đẻ của phương pháp kiểm soát lây nhiễm”.

‘cha de’ cua phuong phap kiem soat lay nhiem anh 2

2. Ông được vinh danh nhờ điều gì?

  • Phát minh thuốc sát trùng
  • Phát minh găng tay y tế
  • Phát minh đồ bảo hộ
  • Khám phá lợi ích y tế của việc rửa tay

Bác sĩ Ignaz Semmelweis được xem là người đầu tiên khám phá lợi ích y tế của việc rửa tay. Phát hiện của ông tạo ra cuộc cách mạng trong ngành y, giúp các thế hệ nhân viên y tế biết rửa tay là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

‘cha de’ cua phuong phap kiem soat lay nhiem anh 3

3. Bác sĩ Ignaz Semmelweis làm việc trong khoa nào?

  • Khoa sản
  • Khoa bệnh truyền nhiễm
  • Khoa giải phẫu tử thi
  • Khoa tim mạch

Năm 1844, Ignaz Semmelweis tốt nghiệp ĐH Vienna, vào làm hộ lý tại một phòng khám sản khoa ở Vienna. Sau khi bị sa thải, ông làm việc tại Bệnh viện St. Rochus trong 6 năm. Năm 1855, ông được bổ nhiệm là giáo sư sản khoa tại ĐH Pest.


4. Thời đó, tỷ lệ tử vong của sản phụ tại bệnh viện ở châu Âu là bao nhiêu?

  • 50%
  • 40%
  • 30%
  • 10%

Thời đó, hầu hết phụ nữ sinh con tại nhà. Những người phải vào bệnh viện do nghèo đói, sinh con bất hợp pháp, biến chứng hậu sản phải đối mặt tỷ lệ tử vong lên đến 25-30%.

‘cha de’ cua phuong phap kiem soat lay nhiem anh 4

5. Ông phát hiện nguyên nhân gây sốt hậu sản là gì?

  • Bệnh viện quá đông
  • Nhiễm trùng khi cho con bú
  • Khí độc
  • Mầm bệnh từ phòng phẫu thuật

Nhiều bác sĩ suy đoán sản phụ nhiễm trùng do bệnh viện quá đông, thông khí kém, cho con bú hoặc khí độc. Ignaz Semmelweis tiến hành khảo sát dù bị phản đối mạnh mẽ. Ông nhận thấy sản phụ ở phòng cạnh khu phẫu thuật có tỷ lệ tử vong cao hơn và kết luận nhân viên y tế mang mầm bệnh từ sản phụ chết trong phòng phẫu thuật sang cho các bệnh nhân ở phòng hộ sinh.

‘cha de’ cua phuong phap kiem soat lay nhiem anh 5

6. Phần lớn bác sĩ thời đó phản ứng như thế nào trước lời khuyến nghị rửa tay của bác sĩ Semmelweis?

  • Tích cực hưởng ứng
  • Hoài nghi những vẫn hưởng ứng
  • Chế giễu bác sĩ Semmelweis
  • Thờ ơ

Trong 6 năm Semmelwies làm việc tại Bệnh viện St. Rochus, quy định rửa tay do ông đưa ra giúp giảm tỷ lệ tử vong tại khoa sản xuống 0,85% trong trận dịch hạch. Tỷ lệ tử vong của sản phụ ở nơi khác vì dịch này là 10-15%. Tuy nhiên, ông vẫn bị phần lớn đồng nghiệp chế giễu. Đến tận năm 1857, tạp chí y khoa Wiener Medizinische Wochenschrift vẫn đăng bài kêu gọi chấm dứt việc yêu cầu nhân viên y tế rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.

‘cha de’ cua phuong phap kiem soat lay nhiem anh 6

7. Ai là người công nhận nguyên tắc rửa tay trong y tế của Ignaz Semmelweis?

  • Joseph Lister
  • Louis Pasteur
  • Edward Jenner
  • Jonas Salk

Năm 1880, Louis Pasteur xác nhận sự tồn tại của vi trùng vi mô và thiết lập nên những nguyên tắc quan trọng trong vô khuẩn, rửa tay trở thành biện pháp bắt buộc để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Khi "Thuyết mầm bệnh” của ông được chấp nhận rộng rãi, khuyến nghị giữ vệ sinh do bác sĩ Ignaz Semmelweis đưa ra mới được công nhận.

‘cha de’ cua phuong phap kiem soat lay nhiem anh 7

8. Ngoài “cha đẻ” của phương pháp kiểm soát lây nhiễm, ông còn được vinh danh với danh hiệu nào?

  • Cứu tinh của những bà mẹ
  • Cha đẻ thuốc sát khuẩn
  • Người bạn của sản phụ
  • Khắc tinh của sốt hậu sản

Nhờ phát hiện nguyên nhân gây sốt hậu quả, đưa ra khuyến nghị rửa tay, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở sản phụ, bác sĩ Ignaz Semmelweis được tôn vinh là "cứu tinh của những bà mẹ".

Ai được xem là 'cha đẻ' của vaccine?

Với các công trình nghiên cứu về vi sinh học và miễn dịch học, ông đã mở đường cho những kiến thức về vaccine. Có những đóng góp to lớn, ông được xem là “cha đẻ” của vaccine.

Nguyễn Sương (Theo Britannica)

Bạn có thể quan tâm