Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Gửi 50 email ứng tuyển, nhân sự TP.HCM vẫn 'ế việc'

Quyết định "nhảy việc" trong giai đoạn giữa năm, nhiều nhân sự tại TP.HCM và Hà Nội phải đối mặt với nỗi lo thất nghiệp. Thị trường tuyển dụng lúc này không quá thuận lợi.

Người lao động chật vật tìm kiếm việc làm mới. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm.

21 cuộc trao đổi qua điện thoại và 10 buổi phỏng vấn trực tiếp thể hiện nỗ lực tìm việc của Kiều Trinh (25 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) trong một tháng vừa qua.

Hiểu rằng thị trường tuyển dụng giữa năm khá ảm đạm, Trinh vẫn quyết tâm nộp đơn xin nghỉ do môi trường môi trường làm việc độc hại tại công ty cũ. Đúng như dự đoán, sau khi thôi việc, cô gặp khó khăn khi tìm bến đỗ mới.

Kiều Trinh chủ động đăng tải bài viết tự quảng bá bản thân trên mạng xã hội việc làm LinkedIn và gửi email ứng tuyển cho 50 doanh nghiệp. Song đến hiện nay, cô vẫn chưa thể “ấm chỗ” tại đơn vị công tác mới.

“Tôi từng ‘nhảy việc’ hồi đầu năm. Tình hình không khó khăn như hiện tại”, Kiều Trinh chia sẻ với Tri Thức - Znews.

nhay viec,  thi truong tuyen dung,  loi khuyen tuyen dung,  ung tuyen,  that nghiep anh 1

Nhiều nhân sự loay hoay tìm việc làm mới sau khi thôi việc, đối mặt với tình trạng thất nghiệp trong giai đoạn giữa năm. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Giám đốc khu vực miền Bắc của thương hiệu tuyển dụng nhân sự Navigos Search (thuộc Navigos Group), tình hình tuyển dụng giữa năm nay không quá thuận lợi do ảnh hưởng từ biến động kinh tế toàn cầu và sự sụt giảm trong nhu cầu chiêu mộ của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bức tranh tuyển dụng thời điểm này được đánh giá là có sự chuyển biến tích cực hơn so với các năm trước.

Hạ tiêu chuẩn, chấp nhận lương thấp để có việc làm

Từng dễ dàng tìm việc làm mới sau Tết Nguyên đán, Kiều Trinh cho rằng quyết định “nhảy việc” giữa năm có rủi ro, nhưng không đáng lo ngại.

Hơn nữa, cô cũng tự tin vào năng lực, thành tích trong 2 năm đi làm của bản thân. Đó là lý do Trinh quyết liệt “dứt áo ra đi” với 0 đồng trong tài khoản tiết kiệm.

“Tôi đang phải trả giá cho sự bồng bột, quyết định nóng vội của bản thân. Nếu không tìm thấy việc mới trong 2 tuần nữa, tôi chưa biết trang trải sinh hoạt phí thế nào’, nhân sự 24 tuổi thú nhận.

Ban đầu, Kiều Trinh chỉ chọn những công ty lớn để ứng tuyển, phỏng vấn. Tuy nhiên sau một tháng chật vật, cô đành hạ tiêu chuẩn lựa chọn, nộp hồ sơ vào cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

nhay viec,  thi truong tuyen dung,  loi khuyen tuyen dung,  ung tuyen,  that nghiep anh 2

Kiều Trinh lo lắng vì chưa tìm được việc làm ưng ý dù đã hạ tiêu chuẩn sau khi tham gia nhiều cuộc phỏng vấn.

Tương tự, Ngân Hà (26 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) cũng trải qua một quá trình tìm việc vất vả từ cuối tháng 6. Ban đầu, Hà dự định tìm kiếm công việc trong lĩnh vực marketing theo đúng kinh nghiệm và thế mạnh của bản thân.

Song, khi nhận thấy các agency truyền thông không tuyển dụng nhiều trong giai đoạn này, cô đành thử sức với các ngành nghề khác.

Sau 5 cuộc phỏng vấn, Ngân Hà chán nản với những câu hỏi phỏng vấn như “Điểm mạnh, điểm yếu của em là gì?” hay “Em có thể cống hiến gì cho công ty?”. Cô đành gật đầu với vị trí chăm sóc khách hàng doanh nghiệp tại một công ty công nghệ dù chưa ưng ý.

“Tôi không đủ kiên nhẫn để đi phỏng vấn thêm, lo sợ không thể trả tiền nhà, hoá đơn điện, nước trong tháng sau”, Hà nói.

Không chỉ chấp nhận vị trí công tác trái ý, nhân sự 26 tuổi còn thỏa hiệp với mức lương thấp hơn mong đợi. Dù đề xuất thù lao 15 triệu đồng/tháng, cô chỉ được công ty đáp ứng mức lương cứng 10 triệu đồng và thưởng kinh doanh.

Ngân Hà dự định tiếp tục âm thầm tìm kiếm cơ hội việc làm lý tưởng hơn trong quá trình công tác tại đây, ưu tiên giải quyết bài toán tài chính cá nhân trước.

Cẩn trọng khi ‘nhảy việc’ giữa năm

Bà Nguyễn Thị Thu Giang cho biết một số lĩnh vực ghi nhận nhu cầu tuyển dụng giảm trong giai đoạn giữa năm nay.

Cụ thể, ngành giáo dục được quan tâm, tuy nhiên nhu cầu chưa đáng kể. Lĩnh vực bán lẻ vẫn muốn tuyển dụng, tập trung nhiều là các vị trí nhân viên tư vấn và bán hàng. Nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực tiêu dùng nhanh có sự suy giảm trên toàn bộ vị trí.

nhay viec,  thi truong tuyen dung,  loi khuyen tuyen dung,  ung tuyen,  that nghiep anh 3

Chuyên gia khuyên người lao động cẩn trọng khi quyết định chuyển đổi công việc trong giai đoạn giữa năm.

Do đó, nhân sự khá thận trọng với quyết định “nhảy việc” trong thời điểm này. Một nghiên cứu cho thấy gần 30% người lao động không có ý định thay đổi công việc, trong khi 36% sẵn sàng cho cơ hội mới nhưng không chủ động tìm kiếm công việc.

Điều này phản ánh tâm lý ưu tiên sự ổn định hơn là tiếp tục thay đổi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đặc biệt là trong các ngành đang chịu nhiều ảnh hưởng từ tình hình kinh tế toàn cầu. Người lao động thận trọng hơn trong việc tìm kiếm cơ hội mới, và tập trung vào việc nâng cao kỹ năng và phát triển nghề nghiệp tại nơi làm việc hiện tại để chuẩn bị cho tương lai.

Những yếu tố như cơ hội thăng tiến, phúc lợi, và sự ổn định của công việc trở nên quan trọng hơn trong quyết định “nhảy việc”.

Đối với những người lao động có ý định chuyển đổi công việc trong giai đoạn này, cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như cơ hội thăng tiến, phúc lợi và sự ổn định của công việc mới. Ngoài ra, việc trang bị các kỹ năng mềm và kỹ năng số cũng giúp tăng cơ hội thành công trong quá trình tìm kiếm công việc mới.

Theo Báo cáo lương & Thị trường lao động 2024 của Navigos Group, khi được hỏi về những kỹ năng cốt lõi mà ứng viên cho rằng cần tập trung phát triển trong năm 2023, kéo dài đến năm 2024, ngoại ngữ và tư duy phân tích cùng đứng đầu với tỷ lệ lựa chọn tương đương nhau là 55,1%.

Kết quả này khá tương đồng khi tham chiếu với những yếu tố mà doanh nghiệp ưu tiên khi tuyển dụng. Đồng thời, trong bối cảnh nhiều biến động như hiện tại, cả người lao động cũng như doanh nghiệp đều quan tâm đến yếu tố thích ứng với thay đổi.

Bên cạnh đó, nhằm tăng tính cạnh tranh cho bản thân trên thị trường lao động trong giai đoạn này, ứng viên cũng cần tập trung phát triển các kỹ năng như tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và giao tiếp hiệu quả.

Tranh cãi nhân viên TP.HCM 'bật sếp', từ chối trả lời email vào thứ 7

Bài viết chỉ trích nhân viên từ chối nhận email ngoài giờ hành chính của nhà sáng lập công ty giáo dục ở TP.HCM gây tranh cãi trên MXH, khiến nhiều nhân sự bất bình.

Ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng

‘Nhân tố F’, trong đó F là viết tắt của ‘Fascination’ (Sự cuốn hút) sẽ là yếu tố thu hút nhất trong một buổi tuyến dụng. Theo tác giả Paul Williams của cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại, những cá nhân nắm giữ vị trí lãnh đạo sau này sẽ cần phải kết nối được với các nhân viên của mình, cổ vũ họ và nắm bắt được trí tưởng tượng trong họ. Nhân tố F được xác định như sau: Liệu người này - trong một khoảng thời gian rất ngắn - có thể khiến tôi hứng thú và cuốn hút tôi hay không?

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm