Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gửi mẹ từ Trường Sa

Mẹ yêu dấu, vậy là Tết này, con được đón xuân ở Trường Sa. Mẹ đừng lo lắng cho con thân gái dặm trường.

Con đi để được ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương mình, để cảm nhận được cái toàn vẹn lãnh thổ, hiểu thế nào là thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, để tận mắt chứng kiến dòng chảy toàn cầu.

Những khái niệm ấy con thuộc nằm lòng, nghe mòn hai tai, dịch trơn tru mỗi ngày. Nhưng con chưa từng có cơ hội đến những nơi được gọi bằng các tên như thế để có thể giải thích cho mẹ hiểu một cách đơn giản và dễ nhớ.

Hành trình của con hơn nửa tháng đúng vào dịp lễ tết sum vầy.
Hành trình của con hơn nửa tháng đúng vào dịp lễ tết sum vầy.

Con từng có những chuyến phượt trên đất liền, sờ nắn những lấm lem, đen đuốc, tần tảo, khó nghèo nơi rừng thiêng nước độc. Con từng thấy rừng hoa tam giác mạch và ruộng bậc thang nhịp nhàng.

Lá thư 'xin xỏ' đáng yêu của học trò cũ gửi cô giáo

"Mùng 3 Tết này cô cho bọn con lên nhà nhé. Cô đừng đi đâu nhé, bọn con có một món quà nho nhỏ tặng cô. Cô ở nhà đợi bọn con kẻo bọn con lên lại phải vòng về tội bọn con lắm cô ạ".

Con cũng từng tạo dáng chụp ảnh ở rất nhiều cột mốc biên giới đất liền. Người ta đo đạc, cắm cột mốc chính, cột mốc phụ, và vạch biên giới bằng những đoạn trùng nhau. Những phần chồng lấn mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền thì gọi là vùng tranh chấp thực địa.

Chủ quyền chẳng phải thứ gì trừu tượng. Cũng giống như bảo vệ lô đất nhà mình trước mọi hành vi xâm phạm gia cư bất hợp pháp. Khách không mời mà đến bị đùa là “tự nhiên như ruồi”. Ai nhiều chuyện bị gọi là “mũi dài xía lung tung”. Còn kẻ nào tham lam, chiếm đất lấn cát sẽ bị luật pháp trị.

Radio: 'Tết ấu thơ trong tôi’ của du học sinh ở nơi âm 10 độ

Xa quê, nhất là dịp Tết đến xuân về, Nguyễn Trung Dũng nhớ lại những ký ức cũ để ấm lòng hơn nơi thành phố Almaty - Kazakhstan.

Nhưng chủ quyền quốc gia không chỉ vỏn vẹn trong vạch lãnh địa. Con ước gì có thể giúp mẹ hình dung hết được tầm quan trọng của vùng biển. Từ nhỏ mẹ vẫn kể con nghe những câu chuyện về rừng vàng biển bạc. Ngày đó, con đâu hiểu hết ý nghĩa của những kho báu ấy.

Bà con mình được bảo vệ, được khai thác và thừa hưởng tài nguyên từ biển nhờ quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế, tức là vùng biển tiếp giáp đất liền trong khoảng cách 200 hải lý, bằng khoảng hai lần từ nhà mình tới Hà Nội, nơi con học tập và công tác.

Biển Ðông rộng lớn nhưng những vùng nước phía sau con rất phẳng lặng, chỉ một màu nước xanh ngắt. Còn có những vùng nước nông hơn, trong vắt nhìn sâu vài mét, thấy rõ cá lớn, cá bé bơi lội, uốn lượn như chim bay. Trông biển lúc ấy giống như nền trời úp ngược vậy.

Chuyến này cho con được sống những giây phút chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất trong không khí hòa bình. Chuyến này, con không chỉ  ở tâm thư muốn ngắm nhìn cho mãn nhãn, mẹ ờ.

http://www.tienphong.vn/Gioi-Tre/gui-me-tu-truong-sa-824379.tpo

Theo Song Anh/Báo Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm