1. Hà Giang thuộc khu vực nào?
Nằm ở cực Bắc Việt Nam, Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, phía đông giáp Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp Tuyên Quang. Ảnh: Kieu.maii. |
2. Hà Giang là nơi sinh sống của dân tộc nào?
Hà Giang là nơi sinh sống của hơn 850.000 người đến từ nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, gồm Mông, Tày, Dao, Nùng, Kinh... Trong đó, dân tộc Mông có số lượng dân cư lớn nhất (chiếm hơn 30% tổng dân số toàn tỉnh). Người Kinh chỉ chiếm trên 12% tổng dân số toàn tỉnh. Ảnh: Sabinwett. |
3. Hà Giang cách Hà Nội bao nhiêu km?
Tính từ trung tâm thành phố, Hà Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 320 km. Để tới đây, du khách có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ôtô. Ảnh: So_lvl. |
4. Hà Giang nằm trong vùng khí hậu nào?
Hà Giang nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Tuy nhiên, do địa hình cao nên khí hậu nơi đây mang nhiều đặc điểm của vùng ôn đới. Tới đây, bạn sẽ được tận hưởng không gian trong lành, mát mẻ. Ảnh: So_lvl. |
5. Địa điểm du lịch nào thuộc tỉnh Hà Giang?
Đèo Mã Pì Lèng, dinh thự họ Vương, cao nguyên đá Đồng Văn là 3 trong số nhiều địa danh thu hút du khách tới Hà Giang. Ngoài ra, vùng đất địa đầu tổ quốc còn sở hữu nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác như cột cờ Lũng Cú, cổng trời Quản Bạ, sông Nho Quế, rừng thông Yên Minh, cánh đồng tam giác mạch… Ảnh: Tyxsomewhere. |
6. Ngọn núi nào cao nhất Hà Giang?
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc có địa hình hiểm trở với nhiều núi đá cao và sông suối. Ngọn núi cao nhất ở đây là Tây Côn Lĩnh (2.419 m) và Kiều Liêu Ti (2.402 m) đứng thứ 2. Điểm đến này thu hút nhiều tín đồ mê trekking, săn mây. Ảnh: Justin_dinh. |
7. Hẻm vực nào kỳ vĩ nhất Đông Nam Á nằm ở Hà Giang?
Nằm trên dòng sông Nho Quế xanh như ngọc, hẻm vực Tu Sản có chiều cao vách đá từ 700-800 m, chiều dài tới 1,7 km và độ sâu gần 1 km. Nơi đây được xem là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á. Ảnh: _Quoclui_. |