Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội cảnh báo sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát thành dịch

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết vaccine phòng sốt xuất huyết đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam, nhưng chỉ triển khai trong tiêm chủng dịch vụ, vì vậy, cần phải chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết từ sớm.

Ngày 23/5, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ XV.

Phát biểu tại Hội nghị, TS Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) thông tin Hà Nội là một trong những điểm nóng ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết vì vậy các phường, xã cần phải có kế hoạch cụ thể cho công tác phòng chống sốt xuất huyết do lãnh đạo UBND ký để thể hiện rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và bố trí kinh phí cho công tác phòng chống sốt xuất huyết.

"Thời điểm tháng 5, bắt đầu mùa dịch sốt xuất huyết, nên công tác phòng chống dịch phải vào cuộc quyết liệt ngay từ bây giờ, phòng dịch phải chủ động. Phát huy vai trò của từng người dân, từng hộ gia đình, từng tổ dân phố, bảo đảm cho các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết được liên tục, lâu dài", TS Dương Chí Nam nói.

sot xuat huyet anh 1

Lãnh đạo CDC Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại huyện Quốc Oai.

Tại Hà Nội, những năm gần đây, ghi nhận số bệnh nhân sốt xuất huyết có xu hướng năm sau tăng cao hơn năm trước, các khu vực có ổ dịch diễn biến phức tạp không chỉ ở nội thành mà còn lan ra khu vực ngoại thành.

Tính đến hiện tại, Hà Nội đã ghi nhận 251 trường hợp sốt xuất huyết tại 28/30 quận, huyện, thị xã, chưa ghi nhận các ổ dịch phức tạp, nhiều bệnh nhân. Qua theo dõi, đánh giá tình hình bệnh sốt xuất huyết trên thế giới, tại Việt Nam cũng như Hà Nội trong nhiều năm qua, Sở Y tế Hà Nội nhận định tình hình sốt xuất huyết trong các tháng tới đây sẽ có những diễn biến phức tạp và công tác phòng chống sốt xuất huyết, sẽ còn nhiều khó khăn.

Từ tháng 5/2024, vaccine phòng sốt xuất huyết được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới trong công tác phòng chống dịch. Hiện nay, vaccine mới triển khai trong tiêm chủng dịch vụ, vì vậy các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết vẫn là vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, diệt muỗi vằn, kết quả phụ thuộc nhiều vào ý thức và sự tự giác của người dân, cộng đồng.

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết, Hà Nội yêu cầu 100% các xã, phường, thị trấn triển khai ít nhất 1 chiến dịch diệt bọ gậy trên địa bàn.

Các ban, ngành, đoàn thể của địa phương cùng người dân thực hiện các biện pháp tổng vệ sinh môi trường để loại bỏ nơi đẻ trứng của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách xử lý các dụng cụ chứa nước có nguy cơ có bọ gậy hoặc đã có bọ gậy, thu gom phế liệu phế thải, lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến, thả cá vào các bể chứa nước hở, tiểu cảnh, thay nước bình hoa, cây thủy sinh hàng tuần...

Triển khai chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành diện rộng tại các điểm nguy cơ như: ổ dịch cũ, công trường xây dựng, khu công cộng, nghĩa trang, chợ, khu thuê trọ, nơi có chỉ số bọ gậy, chỉ số mật độ muỗi cao vượt ngưỡng, nơi đang có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết….

'Vệ sĩ' vô hình của con người

Nếu có hệ miễn dịch ổn định, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên. Bạn sẽ khỏe mạnh mà không cần tới thuốc men.

Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Gắp con đỉa dài 5 cm ký sinh trong mũi bé trai

Bé trai có biểu hiện khó thở và chảy máu mũi kéo dài. Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện một con đỉa đang ký sinh trong hốc mũi em.

https://suckhoedoisong.vn/ha-noi-canh-bao-sot-xuat-huyet-co-nguy-co-bung-phat-thanh-dich-169250523122744334.htm

Thu Hồng/ Sức khỏe & Đời sống

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm