Câu 1: Bình Tây Đại nguyên soái là biệt danh của anh hùng chống Pháp nào?
Theo sách giáo khoa lịch sử, Bình Tây Đại nguyên soái là danh hiệu do nhân dân suy tôn cho anh hùng chống Pháp Trương Công Định (Trương Định, 1820-1864). Cùng Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Tri Phương, ông là thủ lĩnh chống Pháp tiêu biểu trong thế kỷ 19. |
Câu 2: Bình Tây Đại nguyên soái quê ở đâu?
Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định là thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở vùng Gia Định. Ông quê ở tỉnh Quảng Ngãi, sau di cư vào Nam. Nhờ có công khai khẩn ở vùng đất Gò Công, ông được tướng Nguyễn Tri Phương giao làm quản cơ ở đây. |
Câu 3: Bình Tây Đại nguyên soái từng đánh thắng Pháp nhiều trận ở đâu?
Đầu năm 1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định, Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định mang quân từ miền Tây lên chống giặc. Tại đây, ông đã đánh bại quân Pháp, lập những chiến công lớn trong các trận Thị Nghè, Cây Mai. |
Câu 4: Trương Định từng chọn vùng đất nào làm đại bản doanh kháng chiến?
Sau khi triều Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) dâng 3 tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cho thực dân Pháp, ra lệnh cho Trương Định bãi binh, ông không nghe, quay về chọn vùng đất Gò Công làm căn cứ tiếp tục tổ chức đánh đuổi quân Pháp xâm lược. Sau khi thất thủ, ông tiếp tục kéo quân về xây dựng căn cứ ở Biên Hòa năm 1863. |
Câu 5: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định?
Ngày 19/8/1864, tên Huỳnh Công Tấn phản bội, dẫn đường cho quân Pháp đánh úp, Trương Định bị thương nặng. Để bảo toàn khí tiết, ông rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng 20/8/1864, khi 44 tuổi. |
Câu 6: Thầy giáo nào làm văn tế Trương Định khi hay tin ông qua đời?
Cái chết của Trương Định để lại tiếc nuối cho nhân dân miền Nam bấy giờ. Vua Tự Đức tặng ông phẩm hàm, cho lập đền thờ tại Tư Cung (Quảng Ngãi) năm 1871. Thầy giáo, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu làm thơ và văn tế tiễn biệt ông, với những câu thống thiết như: "Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ / Quả ấn Bình Tây đất vội chôn". |
Câu 7. Điền từ còn thiếu vào câu nói của Trương Định: Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ... chúng ta?
Sau năm 1862, triều đình Huế ra lệnh cho ông bãi binh, khi tướng Pháp là Bonard viết thư dụ hàng, ông đã khảng khái trả lời: "Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta". Trả lời Phan Thanh Giản về việc bãi binh chống Pháp, ông viết: “Triều đình nghị hòa thì cứ nghị hòa còn việc của Định thì Định cứ làm. Định thà đắc tội với triều đình chứ không nỡ ngồi nhìn giang san này chìm đắm...”. |
Câu 8. Người con trai yêu nước nổi tiếng của Trương Định?
Nối tiếp cha, con trai ông là Trương Quyền (1844-?) tiếp tục trở thành thủ lĩnh chống Pháp tiêu biểu. Gan dạ và giỏi võ nghệ, 17 tuổi, Trương Quyền đã theo cha ra trận. Khi Trương Định qua đời, Trương Quyền tiếp tục lãnh đạo nhân dân miền Nam chống Pháp nhiều năm sau đó. |